Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 30/07/2005 15:22 (GMT+7)

Đền Cẩu nhi là một sự bịa đặt lịch sử...?

TP Hà Nội đã có công văn số 2515/UB-VX thống nhất chủ chương Dự án Phục hồi tôn tạo di tích Đền Cẩu Nhi, do UBND quận Ba Đình đưa ra, với mức kinh phí 3tỉ đồng và công việc dự kiến khởi động trong năm 2005. Vị trí của dự án là gò đất có diện tích xấp xỉ 500m 2trên hồ Trúc Bạch, nơi còn dấu tích một ngôi đền nhỏ. Báo cáo kinh tếkỹ thuật của Dự án dựa trên một vài dòng trong cuốn "Tây Hồ chí", chép chuyện Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi chết vào thời điểm vua Lý Công Uẩn dời đô, được vua phong làm Phúc thần và cho dựng miếu thờ. Báo cáokết luận, ngôi đền hiện còn dấu vết trên gò hồ Trúc Bạch là đền Cẩu Nhi, và "Đền Cẩu Nhi gắn liền với sự ra đời của Kinh thành Thăng Long", cần thiết phải phục hồi nhân kỷ niệm 1000 năm ThăngLong-HN.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là một sự tô vẽ lịch sử. Đỉnh điểm của sự phản ứng này, ngày 25/7 vừa qua, PGS.TS Đỗ Văn Ninh (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sử học) đã cóbức thư ngỏ gửi tới ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội. "Tôi khẳng định đây là một sự bịa đặt lịch sử và là một tình huống rất buồn cười. Người ta cố tình nhắm mắt làm liều để đồng nhất một cái đền thờ CẩuNhi với một cái miếu rành rành là thờ Mẫu Thoải; và hơn thế, còn khăng khăng cho rằng Cẩu Nhi gắn liền với việc định đô Thăng Long" - PGS.TS Đỗ Văn Ninh lý giải với VietNamNet tại sao ông quyết địnhviết bức thư ngỏ.

Thưa ông, ông căn cứ vào đâu để bác bỏ những lý lẽ mà chủ đầu tư (Quận Ba Đình) đưa ra trong Dự án Phục hồi tôn tạo di tích đền Cẩu Nhi?

PGS.TS Đỗ Văn Ninh:- Cái để những người làm dự án này dựa vào và chống chế cho toàn bộ sự bịa đặt của họ chính là cuốn Tây Hồ chí. Trước hết phải nói ngay rằng đây là cuốn sách không rõ tác giả, không rõ niên đại, chứa nhiều chuyện hoang đường và nói chung người nghiên cứu xếp nó vào loại sách đọc biết cho vui vậy thôi

Sách Tây Hồ chíchép: "Thần Cẩu Nhi là con Cẩu Mẫu, triều Lý miếu thờ ở bãi châu Chữ phía Tây bắc hồ, thời Hậu Lê gọi là chùa Trúc Bạch. Trước khi nhà Lý dời đô ra Thăng Long, ở chùa Thiện Tâm trên núi Ba Tiêu- châu Bắc Giang có một con chó trắng mang thai vượt sông trên núi Khán sinh một con. Người người lấy làm lạ. Đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu và Cẩu Nhi đều hoá. Vua nghe chuyện, bảo đó là Phúc Thần, bèn cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi ở dưới hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên".

Bây giờ, tôi đưa ra lý lẽ của tôi thế này. Thứ nhất, trong bộ quốc sử Đại Việt Sử ký toàn thư, cũng chỉ có một câu 4 dòng về con chó ở châu Cổ Pháp (tức là Đình Bảng ngày nay) đẻ ra một con lông trắng, có đốm đen làm thành hai chữ Thiên tử, ứng với việc vua Lý Thái Tổ sinh năm Giáp Tuất lên làm Thiên tử. Sách này cũng như tất cả các sách chính sử đáng tin cậy khác đều không ghi chép thêm gì về việc con chó đi từ Hà Bắc sang Hà Nội, cũng như hoá thành thần, hay được thờ, hay có quan hệ gì với kinh đô Thăng Long... Vậy bây giờ chúng ta nói bất cứ điều gì cũng chỉ là bịa. 

Thứ hai, tôi đến tận thực địa, làm công tác khảo cổ xem có thấy dấu tích hay di vật gì của ngôi đền cổ từ thời Lý không. Nhưng không có một mẩu gạch hay ngói nào của thờiLý, thời Lê cả. Chỉ thấy những mảnh ngói có niên đại cùng lắm là đầu thế kỷ trước, loại ngói Satic của Pháp.

Ông có căn cứ trên tư liệu bản đồ và các tư liệu khác?

PG S.TS Đỗ Văn Ninh:- Hồ Trúc Bạch cùng gò đất đang nói tới chỉ xuất hiện cùng với đê Cổ Ngư đắp năm 1620. Các bản đồ cổ vẽ thời Hồng Đức đều không thấy sự tồn tại của hồ Trúc Bạch và gò đất. Vậy trước thời điểm năm 1620, hiển nhiên hồ không có, gò cũng không có, thì lấy đâu ra mà có đền ở trên gò từ thời Lý thế kỷ 11?!

Đến bản đồ năm 1873 do Pháp vẽ, đã thấy hồ Trúc Bạch và gò, nhưng không thấy ghi chú có đền miếu gì trên gò cả, mặc dù không bỏ qua các công trình tín ngưỡng xung quanh hồ Tây như chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh. Thế nhưng năm 1912 Pháp còn chụp ảnh chùa Thuỷ Trung Tiên tự (ảnh nay còn lưu trong thư viện KHXH) và chú thích là Đền Cá, có lẽ vì họ hiểu theo nghĩa đen của chữ "Thuỷ trung tiên". Tức là Thuỷ Trung tiên tự mãi về sau mới có.

Tóm lại, theo ông, cái đền/miếu đã từng có trên cái gò giữa hồ Trúc Bạch là thờ Mẫu thoải hay thờ Thần chó? Và dù thờ cái này hay thờ cái kia, thì liệu nó có gắn với việcđịnh đô Thăng Long không? Nó có có trong lịch sử không?


PGS.TS Đỗ Văn Ninh:
- Mâu thuẫn của những người làm dự án thể hiện chính trong Báo cáo kinh tế kỹ thuật của họ. Họ viết "Đền Cẩu Nhi còn có tên là Thủy Trung Tiên". Thuỷ Trung tiên mãi sau này mới có (bản đồ năm 1873 chưa thấy, phải đến ảnh chụp năm 1912 mới thấy).

Thủy Trung Tiên tự lại thờ Mẫu, bản thân tên của nó đã thể hiện là nó hiển nhiên thờ Mẫu, thế thì làm sao lại còn thờ thần Chó được nữa. Mẫu Thoải không "ngồi chung" với một con chó nào hết! Tóm lại, không có cái gì gọi là đền Cẩu Nhi trên hồ Trúc Bạch; chỉ có một cái đền niên đại khoảng hơn 1 thế kỷ và thờ Mẫu Thoải. Lịch sử cũng không ghi bất cứ điều gì về quan hệ giữa một Cẩu Nhi với việc định đô Thăng Long! Thăng Long chỉ gắn với truyền thuyết về Rồng bay. Nếu nó gắn với "Chó con" thì có khi nó phải có tên khác!

Cứ cho đó không phải là lịch sử, không lẽ nhân dân không thể thờ một nhân vật huyền thoại hay sao?

PGS.TS Đỗ Văn Ninh:- Không, nhưng kế hoạch của TP Hà Nội là trùng tu tôn tạo di tích lịch sửcơ mà. Không thể phục hồi tôn tạo một di tích lịch sử không có di tích

Tôi lo một phần về việc thêu dệt những chuyện vu vơ để rồi tiêu những món tiền lớn của Nhà Nước. Nhưng còn lo trăm phần về việc tự nhiên biến một chuyện bịa đặt hoang đường thành một sự thật lịch sử, để sau này con cháu chúng ta phải học như một con vẹt về những chuyện phi lý, buồn cười ấy.

Dự định của ông tiếp theo lá thư ngỏ này?

PGS.TS Đỗ Văn Ninh:- Tôi đã đến tận trụ sở UBND TP.HN để gửi tận tay cho ông Chủ tịch, tránh thất lạc. Nhưng ở văn phòng uỷ ban người ta khuyên tôi ra gửi bưu điện, nên dù là thư "ngỏ" nhưng tôi đành phải dán... kín!!! Nếu thư này không có hồi âm, tôi lại tiếp tục gửi, và gửi lên các cấp cao hơn
                                                    Nguồn: vnn.vn  27/7/2005
.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.