Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam giai đoạn 2020-2025
Ngày 17/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Báo cáo tổng hợp đánh giá hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giai đoạn 2015-2019 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giai đoạn 2020-2025. TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.
TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ngày 06/8/2008 “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) ngày 16/4/2010 “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chiến lược phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 2015-2020), Liên hiệp Hội Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng và đạt được những kết quả tích cực trên nhiều mặt công tác.
Tuy nhiên, theo TS Mậu vẫn còn một số khó khăn và Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu Chiến lược làtrở thành một tổ chức chính trị - xã hội thực sự vững mạnh từ trung ương đến địa phương; giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết rộng rãi và phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên và hội viên hoạt động trong các hội; là nhân tố quan trọng đưa KH&CN trở thành động lực phát triển nền kinh tếthị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Nhằm giúp giải quyết những khó khăn này, với hội thảo này mong các đại biểu đưa ra những ý kiến và giải pháp tháo gỡ về các vấn đề nhưTiếp tục thúc đẩy thể chế hóa các văn bản của Đảng;Tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức, làm tốt công tác hội viên;Nâng cao năng lựcvà đẩy mạnh thực hiện hoạt động chuyên môn trong đó là hoạt động phổ biến kiến thức, tư vấn phản biện và giám định xã hội, khoa học và công nghệ, hoạt động tôn vinh trí, khuyến khích và thúc đẩy sáng tạoKH&CN Việt Nam;Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam;Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế.
Ths Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam
Còn đối với ý kiến của GS.TS Nguyễn Hữu Tăng – Chuyên gia thì cho rằng, đặc điểm trong hoạt động của người trí thức là sáng tạo, nên họ hay có ý kiến trái chiều. Muốn có sáng tạo, cần có tự do tư duy. Do đó, hoạt động của hội trí thức phải bảo đảm sự tự do tư tưởng, như vậy mới tập hợp được trí thức, nhất là trí thức trẻ. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Đảng nên cũng cần có một số quy định nhất định. Thời gian tới Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng cần nghiên cứu vấn đề này.
Nhà nước không tạo điều kiện cho Liên hiệp Hội Việt Nam hoạt động thì Liên hiệp Hội không hoàn thành được trách nhiệm theo tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW của Đảng. Nếu nhà nước muốn Liên hiệp Hội Việt Nam tự chủ một phần kinh phí thì cần có cơ chế hoạt động kinh tế cho Liên hiệp Hội Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Hữu Tăng – Chuyên gia, nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam
Đại biểu phát biểu tại hội thảo
Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, các đại biểu cũng nhất trí về Dự thảo, tuy nhiên theo ý kiến chung của các đại biểu thì phương hướng nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam trong nhiệm kỳ tới, thứ nhất cấu trúc báo cáo nên gồm có bối cảnh, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp;.
Tin, ảnh: HT