Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/01/2016 21:19 (GMT+7)

Đẩy mạnh và đổi mới hoạt động R&D – Nhu cầu cấp bách của Liên hiệp Hội Việt Nam

Liên hiệp hội Việt Nam (LHHVN) là tổ chức của giới trí thức KH&CN, lẽ dĩ nhiên hoạt động R&D đã, đang và sẽ phải là hoạt động chủ chốt, thể hiện chức năng và thế mạnh của nhà khoa học cũng như tổ chức KH&CN của LHHVN

Sau 30 năm thành lập và phát triển, hoạt động R&D của LHHVN tuy có những bước thăng trầm nhưng chưa bao giờ đánh mất vị thế của nó trong việc đóng góp vào quá trình phát triển nền khoa học và kinh tế-xã hội nước nhà.

“Chương trình phối hợp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế” ký ngày 25 tháng 12 năm 1995 giữa LHHVN và Bộ KH&CN và Chương trình hợp tác khung giai đoạn 2016 – 2020 ký ngày 5 tháng 1 năm 2016 vừa qua đã tạo ra những triển vọng mới cho hoạt động R&D của LHHVN. Không những vậy, viễn cảnh hội nhập TPP cũng tạo ra những thách thức mới cho LHHVN nói chung và các tổ chức KH&CN trực thuộc nói riêng. Chính vì vậy yêu cầu phải đổi mới hoạt động R&D này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế.

 Những kết quả nổi bật của hoạt động R&D của LHHVN trong thời gian qua  

Mặc dù tỷ trọng ngân sách giành cho hoạt động R&D của LHHVN đã giảm trên 50% trong gian đoạn 2008 -2015 nhưng những nỗ lực sáng tạo của các nhà khoa học và công nghệ LHHVN vẫn đóng góp tích cực cho sự nghiệp KH&CN nước nhà với những sản phẩm ứng dụng đa dạng và hữu ích ở các lĩnh vực : Nông - sinh - y, Khoa học cơ bản, Khoa học xã hội, Kỹ thuật - công nghệ và Khoa học môi trường.

Trong lĩnh vực Nông nghiệp phần lớn các đề tài nghiên cứu KH&CN của LHHVN hướng vào việc nghiên cứu các giải pháp và các mô hình  chuyển giao các tiến bộ KH&KT vào sản xuất nông nghiệp để giúp xóa đói giảm nghèo trong nông thôn và nông dân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu mô hình phát triển cộng đồng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng được trú trọng, đặc biệt các nghiên cứu về mô hình chăn nuôi gia cầm năng suất cao thích hợp cho hộ gia đình nông thôn cũng đã được nhiều đơn vị triển khai thực hiện. Sự tiếp nối và nhân rộng các điển hình thành công của đề tài “Xây dựng mô hình nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do Cố Chủ tịch Vũ Tuyên Hoàng khởi sự từ năm 2002 đã đưa đến các thành công của các đề tài R&D khác như: phục hồi các giống lúa địa phương (séng cù) và nhân giống cây chanh và quýt Hmông ở Lao Cai, mô hình nhân nuôi tu hài tại Hải phòng, mô hình nhân rộng giống bò Cao Quảng ở Quảng Bình, mô hình phối giống nhân tạo trâu bò, mô hình chăn nuôi vịt cao sản ở đồng bằng sông Hồng, mô hình nuôi cánh kiến đỏ, mô hình trồng khoai tây chịu nóng, mô hình trồng tre điếm trúc ở vùng ngập lũ ven sông, mô hình trồng nấm dược liệu... Kết quả đạt được của các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất ở các địa phương, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Đã có địa phương như xã Quý Lộc (Yên Định, Thanh Hóa) trở thành đơn vị “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” nhờ sự phát triển nông nghiệp nông thôn.

Cũng trong lĩnh vực giống cây trồng và vật nuôi, còn phải kể đến các kết quả nghiên cứu nhân giống ếch cao sản, ốc nhẩy da vàng, ghẹ xanh, rong câu cước, cây gai rammi, cây mơ Hương Tích v,v. Những kết quả nghiên cứu này đã được chuyển giao ứng dụng cho hộ gia đình nông dân và có triển vọng tốt để trở thành các hàng hoá trên thị trường chuyển giao công nghệ.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh học thì hướng vào nghiên cứu các chế phẩm sinh học từ cây thuốc nam và các giống cây trồng làm nguyên liệu cho các ngành dược, dệt may và công nghiệp thực phẩm. Chẳng hạn các các nghiên cứu chiết tách các hợp chất Fvavoloi từ các cây thảo mộc để làm nguyên liệu trong ngành dược phẩm và chế tạo các chế phẩm sinh học để kích thích cây trồng sinh trưởng, bảo vệ thực vật, xử lý môi trường nông thôn. Các kết quả nghiên cứu này đã được một số công ty như công ty Dược Hà Tây ứng dụng.

Trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, các kết quả nghiên cứu về các thiết bị và dây chuyền công nghệ xử lý nước, xử lý rác thải, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, các sản phẩm cơ khí phục vụ công tác giảng dạy và thiết bị y tế phục vụ bệnh nhân như giường gấp, băng ca v.v .đã được nhiều đơn vị triển khai và ưng dụng trong thực tiễn

Vấn đề tài nguyên môi trường đang là tâm điểm chú ý của xã hội chính vì vậy các nghiên cứu về môi trường cũng chiếm được sự quan tâm của nhiều đơn vị. Trong thời gian qua các nghiên cứu về TN&MT nổi bật phải kể đến các kết quả hoàn thiện công nghệ tái chế chất thải rắn vô cơ được tạo ra sau xử lý rác thải sinh hoạt để sản xuất gạch lát vỉa hè đô thị hay nghiên cứu ứng dụng vật liệu khoáng magnetite Việt Nam để làm vật liệu lọc trong quá trình xử lý nước phục vụ cho các cụm dân cư khu vực khai thác và chế biến quặng thiếc. Bên cạnh đó là các nghiên cứu chế tạo các thiết bị xử lý môi trường không khí cho các nhà máy gạch, nghiên cứu tác động môi trường đến sức khỏe, nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học để xử lý nước thải và bảo vệ thực vật  v,v. Ngoài ra là các nghiên cứu tổng hợp về TN&MT phục vụ cho quy hoạch phát triển KT-XH cũng như các dự án lớn như Bôxit Tây nguyên hay Thủy điện Sơn La, Thuỷ điện sông Tranh cũng thu được nhiều kết quả có giá trị, làm căn cứ khoa học cho các nhà tạo lập chính sách và chủ dự án tham khảo trong quá trình ra quyết định.

Đặc biệt, có sự tiến bộ rõ rệt trong các nghiên cứu về khoa học xã hội. Đó là các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách đối với nông dân, công nhân, trí thức, đánh giá các tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đến các mặt của đời sống dân cư, các nghiên cứu về các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, trẻ mồ côi và các đối tượng xã hội như nghiện hút, HIV/AIDS, các nghiên cứu xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng ở vùng dân tộc... đã cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn giá trị cho việc xây dựng và ban hành các chính sách xã hội thích hợp.

Vì sao phải đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động R&D ?

Các hoạt động R&D từ Ngân sách của LHHVN gồm 2 cấp: Cấp Nhà nước và cấp Bộ (cấp LHH). Các đề tài cấp Nhà nước do Bộ KH&CN quản lý theo cơ chế đấu thầu còn các đề tài cấp Bộ do các Bộ ngành quản lý.

Trong 5 năm qua, việc đấu thầu đề tài R&D cấp nhà nước của LHHVN đã bị sa sút rõ rệt thể hiện ở số lượng đề tài R&D giảm và ngân sách cấp nhà nước giảm xút nghiêm trọng: từ 15,8 tỷ năm 2011 xuống còn 5,7 tỷ năm 2013. Đặc biệt, liên tiếp trong 2 năm 2014 và 2015, LHHVN không đấu thầu được đề tài R&D cấp nhà nước nào. Điều này thể hiện việc lựa chọn hướng đi cho hoạt động R&D của các tổ chức KH&CN của LHHVN đã không phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như chiến lược phát triển KH&CN của Nhà nước trong các giai đoạn. Nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh trong việc đấu thầu các đề tài R&D của LHHVN thấp. Mặc dù năng lực chất xám của LHHVN rất tốt nhưng do những yếu kém về tổ chức, về xây dựng kế hoạch chiến lược, về tài chính, và về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người đã khiến cho nhiều đơn vị thua thầu ở chính các đề xuất đề tài của mình khi phải tham gia đấu thầu.  Cho đến nay, LHHVN cũng chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược cho hoạt động R&D nào. Hầu hết các tổ chức KH&CN của LHHVN cũng chưa có chiến lược hoạt động KH&CN của mình. Việc thiếu định hướng chiến lược hoạt động có thể nói là nguyên nhân chính khiến cho các đơn vị không cạnh tranh nổi trên thị trường KH&CN hiện nay.      

Ở phạm vi cấp LHHVN, tình hình hoạt động R&D cũng không sáng hơn mà có phần thụt lùi nghiêm trọng. Nó thể hiện ở tỷ trọng Ngân sách KH&CN cấp Bộ cấp cho các đề tài R&D giảm xút từ trên 50% năm 2008 xuống còn 28,5% năm 2011, 20.6% năm 2014. Về giá trị tuyệt đối, ngân sách dành cho R&D giảm từ 9,180 tỷ năm 2008 xuống 5,565 tỷ năm 2012 và 4,930 tỷ năm 2014.   Điều này thể hiện sự thay đổi chiến lược hoạt động KH&CN của LHHVN: Nghiên cứu khoa học và Công nghệ đã không còn là hoạt động ưu tiên hàng đầu nữa ! . Thay vào đó là hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội( TVPB) và hoạt động tôn vinh trí thức (VIFOTEC). Chẳng hạn tỷ trọng chi ngân sách cho TVPB tăng từ  7,6% năm 2008 lên 21.2% năm 2012 và 22,5% năm 2014, còn tỷ trọng chi cho VIFOTEC tăng từ 12.9% năm 2008 lên 27.5% năm 2014. Sự chuyển hướng hoạt động này đã dẫn tới số lượng đề tài/dự án  R&D mở mới của LHHVN giảm xút nghiêm trọng trong giai đoạn này. Chẳng hạn  số đề tài R&D mở mới cấp LHH giảm từ 45 đề tài năm 2008 xuống còn 11 đề tài năm 2013 và 0 đề tài năm 2012 và 2014.  Hiển nhiên là khi số lượng đề tài ít đi thì số lượng các Hội và các đơn vị KH&CN trực thuộc được hưởng lợi từ ngân sách KHCN của Nhà nước sẽ ít đi. Số liệu thống kê cho thấy tổng số các tổ chức thuộc LHHVN được hưởng ngân sách KHCN giảm từ 88 đơn vị năm 2008 xuống còn 35 đơn vị năm 2011 và 6 đơn vị năm 2014. Tính chung thì tỷ lệ đơn vị của LHHVN được hưởng lợi từ ngân sách nhà nước ước chiếm khoảng 10% mỗi năm.  Đây là tỷ lệ quá thấp so với tiềm năng của các tổ chức KHCN thuộc LHHVN. Điều này giải thích vì sao số tổ chức KH&CN (đơn vị 81) trực thuộc LHHVN bị giải thể hoặc hoạt động cầm chừng ngày càng tăng.

Rõ ràng việc đẩy mạnh hoạt động R&D có tác dụng không chỉ tạo việc làm cho một số lượng đang kể các tổ chức KHCN của LHHVN mà còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực KHCN cho các tổ chức này, đồng thời thực hiện chức năng thu hút các trí thức trẻ tham gia hoạt động KHCN  của LHHVN

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sa sút này. Có nguyên nhân liên quan đến thứ tự ưu tiên của LHHVN, có nguyên nhân liên quan đến sự thiếu thiện chí của các Bộ/ngành trong việc phê chuẩn ngân sách cho LHHVN. Có nguyên nhân liên quan đến chính năng lực tổ chức và thể chế của các tổ chức KH&CN. Nhưng tựu chung lại là thực tế yếu kém của hoạt động R&D thời gian qua đòi hỏi phải đổi mới và đảy manh hoạt động R&D nếu không muốn sống sót trên thị trường KH&CN trong giai đoạn tới

 Nghề nghiệp của nhà khoa học-công nghệ là nghiên cứu khoa học và công nghê. Để tồn tại thì các sản phẩm R&D phải bán được trên thị trường. Hơn ai hết các nhà khoa học và công nghệ LHHVN mong muốn và có quyền được hoạt động nghề nghiệp cũng như đóng góp sức mình cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Những ý muốn chủ quan, duy ý trí và những rào cản vô tình hay hữu ý được dựng lên để cố tình ngăn cản hay triệt tiêu hoạt động nghề nghiệp và sự đóng góp của các tổ chức KH&CN ngoài nhà nước đang trở thành nỗi ám ảnh và có thể xói mòn niềm tin và nhiệt huyết của các nhà khoa học LHHVN nói riêng và giới trí thức KH&CN nói chung. Không những vậy nó còn là sự ”tự chặt chân mình” khi không huy động và tập hợp được nguồn chất xám của giới tinh hoa trong xã hội cho sự nghiệp xây dựng đất nước .

LHHVN hiện nay có 76 Tổng hội và Hội ngành toàn quốc và 63 LHH địa phương và trên 400 tổ chức KH&CN trực thuộc (đơn vị 81). Nền tảng để các đơn vị này tồn tại và phát triển chính là hoạt động R&D. Đây là tiềm năng và là thế mạnh của LHHVN. Điều gì sẽ xẩy ra nếu hoạt động R&D của các tổ chức này bị thu hẹp lại? Câu hỏi không khó trả lời.

Chính vì vậy đẩy mạnh và đổi mới hoạt động R&D trong hệ thống LHHVN trở nên cần thiết và cấp bách !

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.