Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/10/2020 18:42 (GMT+7)

Đẩy mạnh năng lượng tái tạo

Nhu cầu chuyển sang phát triển và đẩy mạnh năng lượng tái tạo đối với Việt Nam đã trở nên cấp thiết. Chuyển dịch sang phát triển năng lượng tái tạo không chỉ có ý nghĩa đối với ngành năng lượng mà chuyển dịch cả mô hình kinh tế.

Ông Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngày 15/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn khoa học “Chính sách phát triển năng lượng tại tạo trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trương ở nước ta”. Ông Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; Ông Đỗ Đức Quân – Phó Cục trưởng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Ông Nguyễn Ngọc Trung – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì Diễn đàn.

Phát triển năng lượng tái tạo trong việc đảm bảo an ninh

Trao đổi tại Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Trung – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phương diện quốc gia chính là sự duy trì liên tục, ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được. Trong đó các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng xét trên góc độ lợi ích quốc gia. Do việc dần cạn kiệt của các nguồn nhiên liệu hóa thạch, suy thoái môi trường toàn cầu, các biến động chính trị, an ninh thế giới trị khó lường trước và các khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra trên phạm vi toàn cầu thì vấn đề an ninh năng lượng càng được nhiều quốc gia quan tâm và tìm giải pháp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của quốc gia mình.

Ông Nguyễn Ngọc Trung – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương

Ông cho biết, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có những cơ chế, chính sách mạnh, đặc biệt là cơ chế giá FIT rất hấp dẫn để thúc đẩy phát triển điện gió và điện mặt trời; tính đến hết tháng 9/2020, Việt Nam đã đưa vào vận hành 5.733 MW (điện gió là 444 MW và điện mặt trời là 5.289 MW), vượt xa so với mục tiêu là 1.650 MW đề ra tại Tổng sơ đồ VII điều chỉnh. Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thiện và xây dựng Tổng sơ điện VIII. Theo đó, năng lượng tái tạo đến năm 2030 dự kiến sẽ chiếm khoảng 30% trong cơ cấu nguồn điện quốc gia (trong Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh chỉ chiếm 8,7%), công suất lắp đặt điện gió và mặt trời dự kiến khoảng 19.410 MW và 18.890 MW tương ứng, đến năm 2045 sẽ lên 60.210 MW và 52.990 MW tương ứng (tổng cộng chiếm khoảng 41% trong cơ cấu nguồn điện quốc gia, 274.811 MW).

Ông Nguyễn Ngọc Hưng – Phó Trưởng phòng, Phòng Kinh tế dự báo (P9), Viện Năng lượng, Bộ Công thương

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hưng – Phó Trưởng phòng, Phòng Kinh tế dự báo (P9), Viện Năng lượng, Bộ Công thương nhấn mạnh: Phát triển năng lượng tái tạo là tất yếu, tuy nhiên vấn đề của năng lượng tái tạo không chỉ ở sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn là “sự gia tăng về quy mô không đủ nhanh để đạt tới mức giá rẻ và thực tế trước những yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng”.

Năng lượng tái tạo đang phải đối mặt thách thức lớn, bản chất của năng lượng sạch là dạng năng lượng không có sự ổn định, khó vận hành hơn so với năng lượng truyền thống. Điều này đặt ra thách thức làm sao phát triển nhanh và mạnh, trong khi đó phải đảm bảo sự an toàn, tin cậy của hệ thống điện.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo là điều cần thiết

Theo ý kiến của ông Đặng Đình Thống – Tổng thư ký Hội sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cho biết, điểm sáng nhất về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là ĐMT. Báo cáo tại Quốc hội ngày 15-6-2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết,  đến nay, tổng công suất ĐMT đã được quy hoạch khoảng 10.300 MW, trong đó đã đưa vào vận hành hơn 90 dự án với tổng công suất khoảng 5.000 MW, chiếm khoảng 8,5% công suất lắp đặt của hệ thống điện. Trong khi đó, QHĐ 7 ĐC chỉ đặt ra mục tiêu là 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW năm 2025 và khoảng 12.000 MW năm 2030. Như vậy, con số công suất ĐMT đang vận hành đã vượt chỉ tiêu của QHĐ 7 gần 6 lần đối với năm 2020 và vượt 1,25 lần chỉ tiêu năm 2025. Theo EVN, 6 tháng đầu năm 2020, ĐMT đã phát lên lưới 4,71 tỷ kWh, tăng 5,35 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Đặng Đình Thống – Tổng thư ký Hội sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam

Còn về điện gió ,cũng theo Báo cáo của Bộ Công thương tháng 3-2020 cho biết, tổng công suất các dự án điện gió đã được phê duyệt vào quy hoạch mới là khoảng 4.800 MW. Hịên nay, đã có 16 dự án đang vận hành với tổng công suất là 642,6 MW, hàng năm phát lên lưới trung bình khoảng 1624 triệu kWh;  13 dự án đang xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2021 với tổng công suất là 901 MW. Đáng chú ý là Quảng Trị có 5 dự án đã đi vào vận hành với tổng công suất là 170 MW, ông Thống cho hay.

Nhưng theo ông Thống sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn còn một số bất cập như còn mang tính “thời vụ”, “tự phát”, không có qui hoạch, dẫn đến những bất cập về truyền tải điện, lãng phí tiền của nhà đầu tư và tài nguyên của đất nước.

Thời gian có hiệu lực của một số Chính sách còn quá ngắn (ví dụ, Quyết định số 11 về ĐMT chỉ có hiệu lực từ tháng 4/2017 đến 30/6/2019; Quyết định số 13 về ĐMT chỉ có hiệu lực từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020; Quyết định số 39 về điện gió chỉ có hiệu lực từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2021) không phù hợp với quá trình phát triển và xây dựng dự án năng lượng tái tạo, dẫn đến hiện tượng “chụp dật” trong việc triển khai thực hiện nhiều  dự án ĐMT và điện gió.

Thiếu các Tiêu chuẩn quốc gia về các nguồn điện năng lượng tái tạo, dẫn đến những sai lệch về mặt kỹ thuật trong lắp đặt các nguồn điện, nói riêng là các nguồn ĐMT áp mái. Điều này làm giảm hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến hệ thống điện nói chung.

Việc vận hành hệ thống điện tích hợp, trong đó có các nguồn ĐMT và điện gió luôn bị thay đổi theo thời gian, thời tiết, v.v.. còn gặp rất nhiều khó khăn do cán bộ vận hành thiếu kiến thức và kinh nghiệm; Thiếu nhân lực chuyên môn về quản lý, xây lắp và vận hành các nguồn năng lượng tái tạo.

Quang cảnh buổi diễn đàn

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến, tuy nhiên vẫn đồng quan điểm rằng, việc phát triển năng lượng tái tạo và nâng tỷ lệ của năng lượng tái tạo vừa là định hướng vừa là nhiệm vụ, trọng tâm chính là tạo ra nguồn năng lượng sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hoá thạch, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tuy nhiên, việc phát triển các dự án cần phải quan tâm đúng mức đối với các tác động đến môi trường, xã hội, bảo vệ văn hoá và tập quán bản địa, đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương. Các dự án năng lượng tái tạo khi triển khai sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế nếu chúng sử dụng lao động địa phương, vật liệu và dịch vụ kinh doanh địa phương.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững
Sáng ngày 12/5, tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025.
Vusta ký kết chương trình hợp tác nhằm phát huy trí tuệ của trí thức
Sáng 11/3, tại Hà Tĩnh, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ IV (khóa I) mở rộng. Tại hội nghị, Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta), Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2025 – 2030.
Công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ Cơ quan Trung ương LHHVN
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể Trung ương, LHHVN thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đối với Cơ quan Trung ương LHHVN. Các quyết định về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đã được công bố tại hội nghị được tổ chức vào sáng 3/3 tại trụ sở LHHVN.

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...