Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 14/11/2014 19:58 (GMT+7)

Đầu tư cho khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động

Về chất lượng lao động của nước ta thời gian qua, ĐBQH Nguyễn Phi Thường (TP Hà Nội) tâm tư, thật sự đáng lo ngại bởi những con số có đến 50% lao động chưa qua đào tạo, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Năng suất lao động thấp do đâu?
 
Đại biểu Nguyễn Phi Thường lý giải, một trong những nguyên nhân là do công nghệ lạc hậu. Trình độ công nghệ hiện nay đang sử dụng ở Việt Nam thấp hơn tương đối nhiều so với các nước trong khu vực. Hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm. Tỷ trọng sử dụng các ngành công nghệ cao chỉ chiếm 12% đến 13%, công nghệ trung bình khoảng 10%, công nghệ thấp chiếm trên 60%. Trong khi các quốc gia trong khu vực đều có ngành công nghệ trung cao chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu. Điều này phản ánh sự tụt hậu khá xa của Việt Nam về năng lực cạnh tranh công nghệ. Bên cạnh đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có xu hướng giảm thấp, đáng lo ngại cho khoảng 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, thất thoát lãng phí.
 
Theo ĐBQH, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, năng suất lao động thấp một phần vì khả năng tự tích lũy của nền kinh tế còn thấp. Để sản xuất không chỉ cần lao động mà phải có thiết bị công nghệ. Quá trình tăng năng suất lao động của loài người luôn đi đôi với điều kiện tăng mức trang bị thiết bị kỹ thuật công nghệ cho lao động. Như vậy phải có vốn đầu tư, tăng vốn đầu tư để cơ khí hóa, tự động hóa, tin học hóa sản xuất. Một nước nghèo thì khả năng tự tiết kiệm để đầu tư hạn chế. Do vậy, phải có một quá trình tích lũy vốn và đầu tư hàng chục năm mới thực hiện được cơ khí hóa, tự động hóa và tin học hóa nền kinh tế.
 
Cùng với đó, năng suất lao động thấp còn do trình độ công nghệ thấp, lạc hậu. Theo tổng điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2000 - 2011, doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao chỉ khoảng 2%, 88% doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ trung bình và trung bình thấp. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp và đầu người thấp của Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này phải tăng đầu tư, bổ sung hiện đại hóa thiết bị công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp ở trong nước.  

Nhìn rộng ra, nhiều đại biểu cũng cho rằng, trình độ công nghệ thấp và lạc hậu là do tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ còn chưa tương xứng. Theo ĐBQH Trần Xuân Hùng (Hà Nam), thực tế kinh phí sự nghiệp khoa học, công nghệ năm 2014 là 7.680 tỷ đồng, bằng 56% so với tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ. Tỷ lệ chi ngân sách dành cho khoa học, công nghệ không đạt 20% theo quy định và có hướng giảm dần. Năm 2014 giảm xuống còn 1,36% so với 1,42% năm 2013. Cơ chế chi tiêu cho khoa học có những vấn đề, vấn đề về tài chính chưa phù hợp với thực tiễn của việc hoạt động khoa học, công nghệ. Vì vậy, việc đầu tư cho khoa học, công nghệ cần phải được làm mạnh hơn và quan tâm nhiều hơn.
 
Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách, ĐBQH Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) nhìn nhận, đầu tư xã hội và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho khoa học, công nghệ hầu như chưa có. Người dân và cộng đồng doanh nghiệp chưa dành sự quan tâm cho việc này. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 25o/oo trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Vì vậy, nước ta gần như chưa có sản phẩm nào mà thương hiệu của nó được thế giới biết đến. Hầu như không có công bố quốc tế, mỗi năm chỉ có 1-2 sáng chế được đăng ký tại các quốc gia có uy tín trên thế giới và chỉ có 7% người Việt Nam được đánh giá là có phẩm chất sáng tạo.
 
Đường lối phát triển đất nước của Đảng xem giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách, là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng để từng bước nâng cao năng suất lao động của nước ta là đầu tư thực chất và hiệu quả phát triển khoa học, công nghệ. Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, việc nhập khẩu công nghệ máy móc, thiết bị cần theo định hướng là công nghệ nguồn từ các nền kinh tế phát triển ở cấp độ vi mô. Nâng cao năng suất lao động có thể đạt được thông qua việc tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp ở cấp độ vĩ mô.
 
Đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần đưa việc phát triển khoa học, công nghệ, trong đó có đầu tư cho khoa học, công nghệ và ứng dụng công nghệ trong nước là một trong các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm và 5 năm. Hàng năm, có quy định một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng đầu tư toàn xã hội cho lĩnh vực khoa học, công nghệ; có cơ chế quản lý việc đầu tư khoa học, công nghệ phải gắn với sản phẩm khoa học, gắn với doanh nghiệp, người lao động và gắn với sản xuất. Đề tài, sáng kiến phải được ứng dụng trong thực tiễn để các sản phẩm sau khi ra đời, tham gia được chuỗi giá trị toàn cầu. Đã đến lúc vai trò của khoa học, công nghệ không chỉ được nhìn nhận trong nghị quyết của Đảng mà cần hiện thực hóa trong đời sống xã hội.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.