Danh họa Boucher (1703-1770). Pháp
Trên nền trời, mây, nước lục và lam nhạt với những ngọn sóng vui tươi, những cơn gió mát mẻ, cái đẹp và tuổi trẻ ca khúc khải hoàn thật là vô tư. Nội dung bức tranh đồ sộ này là không có gì. Nó hấp dẫn ta bằng chính vẻ đẹp hội họa.
Trong một nội thất diêm dúa với các đường viền mạ vàng trên tường và đồ gỗ, một gia đình quý phái đang hưởng cảnh sum vầy. Họa sỹ muốn khoe quần áo đẹp, các gương mặt và dáng điệu đáng yêu cùng các đồ vật sang trọng hơn là tính cách, tình cảm nhân vật. Chỉ là cảnh sinh hoạt riêng tư nhưng bức tranh lại mang tính phô trương rõ rệt. Phong cảnh tiêu biểu của các thành phố Pháp vào những năm 1740. Rất giỏi mô tả không khí và mọi thứ mà ông quan sát kỹ càng, nhưng Boucher luôn chỉ dùng cảnh vật để làm nền như một phông sân khấu. Họa sĩ và các khách hàng của ông cũng thích thần thoại Hy Lạp nhưng họ không thích các sự tích anh hùng, các chiến công phi thường của các vị thần mà chỉ thích những chuyện tình tứ trăng hoa đầy rẫy trên tiên giới. Thần Dớt hóa thành con thiên nga để dan díu với nàng Leda. Làn da trắng ngần và nét mặt thanh tú của nàng đối lập một cách kín đáo với làn da sẫm và vẻ hơi thô của cô tỳ nữ lẳng lơ. Boucher đặc biệt giỏi mô tả các cô gái mới lớn có cái vô tư lự và e ấp dễ dụ dỗ của tuổi trăng tròn! Ông thích vờn ánh sáng trong lùm cây, trên da người, gấm vóc, sa tanh và những đường lượn như múa của các nhân vật. Mọi chi tiết từ cái kim sợi chỉ trong nhà đều được tỉa tót tỉ mẩn. Màu tranh rất dịu dàng. Ít ai có thể yêu các đồ lặt vặt của “đàn bà“ được như Boucher! Bản thân ông chắc cũng có nhiều nữ tính. Cố tình duyên dáng một cách nông cạn, Boucher làm vừa lòng người xem và phật lòng các nhà phê bình luôn đòi hỏi nghệ thuật phải sâu sắc và chân thực, hoặc có tính giáo huấn! Còn các đồng nghiệp thì chỉ biết ghen tị với tài mô tả và những thành công của ông. Ngoài mấy con thỏ và ống tên như gắn ghép vào cho có chuyện thì bức tranh chẳng liên quan gì tới chuyện săn bắn của nữ thần xinh đẹp. Các cô gái xinh xinh, trắng lốp như búp bê bằng sứ rất được ưa chuộng. Họa sĩ cũng rất giỏi vẽ đồ sứ cao cấp. Boucher thích dùng một khoảng rừng thưa nhỏ xinh, trong lành làm nền cho các nhân vật. Do bị phục chế sai nên đường nét và màu tranh này có phần khô cứng. Qua đó ta càng thấy tài nghệ khó theo của họa sĩ. Họa sĩ không mô tả sự thật mà cung cấp một giấc mơ, những ảo ảnh thỏa mãn một thẩm mỹ ẻo lả, hoang đàng. Song dù “rỗng tuyếch“ bức trang vẫn có sức hấp dẫn khó cưỡng lại nổi của hình thức thể hiện. Một kiệt tác hoàn hảo của nghệ thuật Rococo được thực hiện với kỹ thuật tuyệt khéo. Bố cục rất phóng khoáng, đẹp mắt. Khó ai vẽ được làn da phụ nữ đáng mơ ước như thế này. Nàng ý thức được đầy đủ về quyền năng của vẻ đẹp đó. Chỉ đẹp thôi đã là quá đủ. Vẻ vô tình không suy tư, không xúc động thái quá của các mỹ nhân càng làm cho bức tranh thêm hấp dẫn. Bà Pompadour là một phụ nữ xinh đẹp, thông minh và rất được Louis XV sủng ái. Bà lại sủng ái Boucher, kiếm cho ông nhiều hợp đồng “béo bở“ và đặt ông vào chức “Đệ nhất họa sĩ của nhà vua“. Cũng nhờ bà mà họa sĩ thăng tiến rất nhanh ở Viện hàn lâm. Bức chân dung này giống như một cửa hàng hoa đẹp mà bà Pompadour là bông hoa đẹp nhất. Vệ nữ trang điểm. Cô, bà quý phái nào chẳng ngầm so mình với nữ thần sắc đẹp và tình yêu. Còn trang điểm cũng chính là những giây phút thích thú và đáng yêu nhất của họ. Họa sĩ như ve vuốt tính tự mãn của các cô gái trẻ. Nàng tô điểm cho vẻ đẹp vốn đã nghiêng nước nghiêng thành của mình. Thế kỷ 18, làn sóng nghệ thuật Trung Hoa tràn ngập châu Âu mặc dù người ta không biết gì nhiều về phương đông. Đồ sứ và các vật phẩm xinh đẹp do các thương gia mang về với những cuốn du ký hấp dẫn giới quý phái Paris. Trong kiến trúc trang trí và đồ thủ công đều có dấu vết Trung Hoa, có khi khá ngô nghê. Sự chuộng lạ ấy kích thích trí tưởng tượng của họa sĩ. Có thể thấy rằng do thiếu các mẫu thật nên nhiều nhân vật của ông có vẻ như Cận Đông hơn Viễn Đông. Ngon như một thứ sô-cô-la ngon nhất. Gam hồng vàng ngọt ngào và ấm áp. Dù khó tính tới đâu cũng phải công nhận đây là một tuyệt tác của Boucher và hội họa Pháp thế kỷ 18. Ông tiêu biểu cho thẩm mỹ Rococo hoa mỹ và hời hợt, là chứng nhân của thời phong kiến tàn tạ, Nhưng ông cũng là người làm nổi bật vẻ “Paris“ đỏm dáng và phong nhã sẽ làm cho văn hóa Pháp nổi tiếng sau này. Bức tranh với gương mặt cô gái phảng phất vẻ đẹp của Corregio là kết quả của sự chuyên cần và cầu thị của Boucher. Nguồn: Danh họa thề giới - Boucher
|