Đánh gia kết quả phối hợp giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp
Tới dự hội thảo, về phía LHHVN có ông Phạm Văn Tân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí; về phía Tổng cục Lâm nghiệp có ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Cục Lâm nghiệp cùng đại diện lãnh đạo các vụ, phòng, ban của hai bên…
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí LHHVN cho biết: Đây là chương trình Phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2014-2020 đã ký kết ngày 18/6/2014 giữa LHHVNvà Tổng cục Lâm nghiệp, hai bên đã xây dựng Kế hoạch hợp tác KHCN rất cụ thể cho từng năm, ký kết theo năm kế hoạch. Ngày 21/7/2017,hai bên tiếp tục ký kết Kế hoạch hợp tácKHCN năm thứ 4 (2017-2018).Qua 4 năm thực hiện, chương trình đã góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước của Tổng cục Lâm nghiệp và phát huy thực hiện vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội của LHHVN, đặc biệt trong tiến trình xây dựng Luật Lâm nghiệp 2017 thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, xây dựng 04 Nghị định và 07 Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý của ngành Lâm nghiệp.
Ngoài ra, Chương trình hợp tác đã huy động được sự tham gia không chỉ của các chuyên gia, các nhà khoa học, mà còn có sự tham gia tích cực của lực lượng các tổ chức chính trị xã hội - nhóm thực hiện các bằng chứng trên cơ sở thực địa và cộng đồng. Với việc tham gia hoạt động này, các tổ chức chính trị xã hội có nhiều cơ hội hơn trong việc truyền tải các kết quả từ các chương trình, dự án về lâm nghiệp đến các nhà lập chính sách và các cơ quan quản lý nhà nước, thể hiện được các mục tiêu vận động chính sách của LHHVN.
Ông Phạm Văn Điển – Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và ông Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP LHHVN Chủ trì hội thảo
Tại hội thảo, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, bà Hà Thị Mừng - Vụ trưởng Vụ KHCN – HTQT Tổng cục Lâm nghiệp đã báo cáo tóm tắt kết quả phối hợp hoạt động KHCN giữa 2 bên trong năm vừa qua, cụ thể hai bên đã tổ chức nhiều hội thảo ở các cấp khác nhau để góp ý cho dự thảo Luật. kết quả là Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 15/11/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. Góp ý xây dựng các Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp.đã mời các tổ chức thuộc LHHVN, nhiều cá nhân là chuyên gia đến từ các đơn vị trực thuộc của LHHVN góp ý xây dựng, sửa đổi chính sách về chi trả DVMTR (thông tư 62), hướng dẫn giám sát-đánh giá chi trả DVMTR; Tư vấn, tham gia hỗ trợ Hội đồng Dân tộc Quốc hội / Vụ Dân tộc - VPQH thực hiện chuyên đề giám sát giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng DTTS; đóng góp sửa đổi Luật BVPTR: Đề xuất, thảo luận chính sách chuyên đề thừa nhận Khu bảo tồn cấp cộng đồng. Đề xuất, thảo luận chính sách chuyên đề Thúc đẩy cộng đồng tham gia vào các tiến trình thực hiện VPA-FLEGT tại Việt Nam; Tổ chức hoạt động đối thoại giữa Ban soạn thảo, đại diện chính quyền địa phương và nông dân nòng cốt, già làng, trưởng bản và chuyên gia của FORLAND có sự tham gia của các đại biểu Quốc Hội để lắng nghe những ý kiến từ thực tiễn, những bất cập trong dự thảo Luật về Luật tục truyền thống trong bảo vệ, phát triển rừng...
Tuy nhiên, kết quả thực hiện các hoạt động hợp tác chưa đồng đều ở các đơn vị trực thuộc cả của Tổng Lâm nghiệp và LHHVN. Trong đó, 12/79 hoạt động không thực hiện được chủ yếu do có sự thay đổi, điều chỉnh kế hoạch từ các chương trình, dự án hoặc do không bố trí được kinh phí thực hiện. Hợp tác KHCN mới chỉ dừng lại ở các cơ quan trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp và Liên Hiệp Hội ở cấp Trung ương, việc hợp tác đối với cấp địa phương mới bắt đầu nhưng còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, một số hoạt động hợp tác còn mang tính hình thức, đơn vị chủ trì tổ chức độc lập đến khi có kết quả mới thì cung cấp hoặc yêu cầu bên phối hợp thực hiện dẫn đến các bên không chủ động, làm giảm chất lượng các hoạt động phối hợp. Mặc dù, một số đơn vị đã chủ động phối hợp từ khâu đề xuất, xây dựng kế hoạch chi tiết và phối hợp triển khai hiện trường nhưng các hoạt động phối hợp như vậy còn chưa nhiều.
Quang cảnh hội thảo
Theo kế hoạch hợp tác KHCN giữa Tổng cục Lâm nghiệp và LHHVN trong năm 2018-2019 sẽ định hướng tập trung ưu tiên thực hiện hợp tác nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách về lâm nghiệp, đánh giá tác động của chính sách, chương trình, dự án, tư vấn xây dựng chính sách phát triển lâm nghiệp. Trong đó, năm 2017-2018 tiếp tục hoạt động đóng góp cho 4 Nghị định và 7 Thông tư quy định chi tiết một số điều để thi hành Luật lâm nghiệp mà Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai.
Tập trung chủ yếu vào các Hội thảo góp ý cho 4 Nghị định và 7 Thông tư quy định chi tiết một số điều để thi hành Luật lâm nghiệp mà Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai, một số Hội thảo về thực hiện REDD+, triển khai các hoạt động hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ rừng và doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến gỗ về gỗ hợp pháp theo quy định của VPA/FLEGT. Ngoài ra, còn một số các hội thảo liên quan đến sa mạc hóa và suy thoái đất, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
Thúc đẩy và tăng cường hoạt động ứng dụng KHCN cao vào sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, quản lý rừng dựa vào cộng đồng, quản lý rừng tự nhiên và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, sáng kiến mới về REDD+, FLEGT/VPA.Phối hợp nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các đề án, chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp và quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.
Tiếp tục phối hợp tổ chức các sự kiện cấp quốc gia, quốc tế, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn của ngành Lâm nghiệp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bên. Kết hợp công tác nghiên cứu, tham mưu và phản biện chính sách nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của cả hai bên…