Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 02/08/2019 16:13 (GMT+7)

Đắk Lắk: Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị        

Sau 10 năm hoạt động kể từ khi có Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị về“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã có bước phát triển mạnh về tổ chức, cơ bản thực hiện được chức năng của một tổ chức chính trị - xã hội và đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực và sáng tạo, đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Ban giám khảo chấm vòng chung khảo cuộc thi sáng tạo KHKT của LHH tỉnh

Đến nay, Liên hiệp hội đã từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy, gồm: Văn phòng, Ban Thông tin phổ biến kiến thức và Hội viên; Ban Khoa học công nghệ và Tư vấn phản biện, với tổng số 14 cán bộ công chức, viên chức, người lao động được đào tạo cơ bản, có trình độ từ Đại học trở lên (trong đó có 01 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ), chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, hàng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, còn có các tổ chức Đảng đoàn, Chi bộ Đảng và Công đoàn cơ sở. Hiện nay có 22 hội thành viên và 02 trung tâm trực thuộc với hơn 15.000 hội viên hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Về hoạt động chính trị - xã hội: Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh ủy, Đảng đoàn Liên hiệp hội đã xây dựng nghị quyết về củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội, thường xuyên tổ chức quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lòng yêu nước, trách nhiệm công dân và tính tích cực xã hội đối với các hội viên, tạo dựng môi trường tốt để đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Nhìn chung, đội ngũ trí thức, khoa học công nghệ của tỉnh đã chủ động tham gia đóng góp ý kiến vào hoạch định các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Liên hiệp hội đã thể hiện được vai trò là cầu nối của Đảng, Nhà nước đến với trí thức khoa học và công nghệ.

Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Với chức năng tập hợp, đoàn kết lực lượng trí thức khoa học công nghệ, Liên hiệp hội đã huy động được các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm của tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ như: tham gia Ban Chỉ đạo của tỉnh về xây dựng Chương trình phát triển cà phê bền vững, Chỉ dẫn địa lý thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; Đề án xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020; tham gia Hội đồng tư vấn về kinh tế - xã hội và khoa học giáo dục của UBMTTQ Việt Nam tỉnh; tham gia thẩm định các đề án điều chỉnh quy hoạch chung các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; tham gia các cuộc hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược phát triển Liên hiệp hội Việt Nam giai đọan 2010 – 2020...

Liên hiệp hội đã tích cực tham gia và thể hiện được chức năng tư vấn và phản biện trong các Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đề tài, dự án nghiên cứu khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, cũng như đóng góp ý kiến tại một số hội nghị, hội thảo về kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Các nội dung phản biện và các ý kiến đề xuất của Liên hiệp hội có luận cứ chặt chẽ, được các cấp, các ngành hữu quan đánh giá cao...

Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức: Liên hiệp hội đã xuất bản và phát hành 39 số Thông tin khoa học kỹ thuật, kịp thời đăng tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp hộivà các hội thành viên, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, giới thiệu các mô hình ứng dựng tiến bộ kỹ thuật đã được hội viên và nhân dân áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả cao để nhiều người tham khảo, nhân rộng. Tập Thông tin, trang Thông tin điện tử của Liên hiệp hội được xem là “kênh” phổ biến thông tin rất hữu hiệu của Liên hiệp hội, được đông đảo nhân dân hưởng ứng truy cập nghiên cứu, ứng dụng và đánh giá cao...

Về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đầu tư thực hiện của Liên hiệp hội, với thế mạnh trong việc tập hợp đội ngũ chuyên gia, cán bộ KH-KT giỏi của nhiều ngành, Liên hiệp hộivà các Hội thành viên đã tham gia tích cực trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, hàng năm chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tỉnh, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ... Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng được thực hiện tốt ở các hội thành viên...

Về Hội thi Sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng: UBND tỉnh giao cho Liên hiệp hội là cơ quan thường trực và chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức, nhằmthúc đẩy phong trào lao động, học tập, sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trải qua sáu lần tổ chức Hội thi và Cuộc thi, với hàng trăm giải pháp kỹ thuật đăng ký tham dự, nhiều nhà sáng tạo được tôn vinh, nhận giải thưởng cấp tỉnh và toàn quốc, nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh, Ban Tổ chức tặng Bằng khen, giấy khen. Hiện nay, Hội thi và Cuộc thi đã có sức lan tỏa rộng khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, được xem như một sân chơi trí tuệ và được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Với những thành tựu nêu trên, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã cho thấy được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đơn vị và đang từng bước trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh tại địa phương./.

Tác giả bài viết: TS. Vương Hữu Nhi Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Đắk Lắk

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới