Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/12/2013 22:29 (GMT+7)

Cuộc sống ngoài vũ trụ - những khám phá bất ngờ

Ngoài vũ trụ, mặt trời mọc và lặn sau mỗi 90 phút. Vì vậy, một ngày có tới 16 lần bình minh. Để đối phó với điều này, các phi hành gia phải thiết lập thời gian biểu 24 giờ theo giờ trái đất để đảm bảo tiến độ công việc và sinh hoạt.

 Vì không có trọng lực nên cột sống có thể phát triển hơn, khiến con người có thể cao thêm từ 5 đến 8 cm khi sống ngoài vũ trụ.

 Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy các phi hành gia ngáy khi ngủ trên trái đất có giấc ngủ lặng lẽ hơn trong không gian. Đây cũng là tác động của môi trường phi trọng lực lên cơ thể con người.

Trong không gian, muối và hạt tiêu chỉ có thể sử dụng ở dạng lỏng vì nếu rắc hạt, chúng sẽ… trôi ra xa và có thể gây nên những rắc rối không hề nhỏ.

Phi hành gia Nga Valeri Polyakov hoàn thành một chuyến thám hiểm vũ trụ kéo dài 438 ngày trên tàu trạm không gian Mir vào năm 1995 và là chuyến đi dài nhất trong lịch sử ngành khoa học vũ trụ.

 Trong số các tai nạn chết người của ngành khoa học vũ trụ, chỉ có 3 ca tử vong xảy ra ngoài không gian, còn lại đều xảy ra trong tầng khí quyển của Trái Đất.

 Dù được huấn luyện vô cùng kỹ càng cả về thể chất và kỹ thuật nhưng hầu hết cách phi hành gia đều mắc Hội chứng thích ứng không gian – cảm giác đột nhiên thấy mình lộn ngược và khó cảm nhận vị trí tay chân.

Khi quay trở về Trái đất, nhiều phi hành gia quên mất rằng nếu họ thả tay ra thì đồ vật trên tay họ sẽ rơi xuống đất do đã quen sống trong môi trường phi trọng lực.

 Bức xạ vũ trụ rất có hại cho mắt người, thậm chí còn khiến bạn nhìn thấy những chùm ánh sáng nhấp nháy không có thực.

Tàu vũ trụ không phải là những máy bay hạng sang dù phải tốn rất nhiều tiền để chế tạo. Vì vậy, các phi hành gia thường xuyên phải… tắm khô bằng khăn ẩm hoặc miếng bọt biển để tiết kiệm nước.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.