Công nghệ video kỹ thuật số mới “tất cả trong một”
Tại các cuộc họp báo được tổ chức ở New York và San Francisco, các quan chức Hãng TI mô tả công nghệ mới Da Vinci như là giải pháp hàng đầu để tạo ra các thiết bị tinh vi có phạm vi đặc trưng video rộng.
Cụ thể, công nghệ Da Vinci bao gồm một loạt bộ vi xử lý với phần mềm tích hợp và các công cụ phát triển hỗ trợ các ứng dụng video đa năng. Các nhà thiết kế phần cứng phải chỉnh sửa nhiều bộ vi xử lý để chế tạo được một thiết bị đa dụng có tính chất đổi mới, nay sẽ có khả năng sử dụng chip Da Vinci, lấy và chọn từ menu có các đặc trưng hỗ trợ, đã sẵn sàng để sản xuất và vì vậy có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Rich Templeton, Chủ tịch Hãng TI cho biết, Công nghệ Da Vinci giảm cơ bản tính phức tạp của quy trình chế tạo thiết bị video.
Một video giới thiệu công nghệ Da Vinci cho thấy các ví dụ về khả năng ứng dụng của công nghệ, bao gồm một set-top box hỗ trợ hội thảo video, một hệ thống bảo vệ nhà cửa bằng trắc lượng sinh học, sử dụng máy quét nhận dạng khuôn mặt kiểm soát khách đến thăm; một thiết bị trong đồng hồ đo của ôtô sử dụng công nghệ quan sát trong đêm để cảnh báo (ví dụ khi có hươu chạy qua đường); các camera hiệu chỉnh màu và ánh sáng tự động và thiết bị game 3D có thể tạo Avater (hóa thân của thần linh thành người) cho người chơi và truyền cho đối thủ trên toàn thế giới.
Về khả năng hỗ trợ các đặc trưng, công nghệ Da Vinci tương tự như nền tảng OMAP cho điện thoại di động của Hãng TI, tích hợp chức năng điện thoại với sự hỗ trợ của camera, thiết bị âm thanh kỹ thuật số, v.v… Chủ tịch Templeton dự báo: "Da Vinci sẽ thích hợp với video kỹ thuật số như OMAP thích hợp với điện thoại di động. Đây chính là công nghệ ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng mong đợi".
Hãng TI dự định công bố các mẫu bộ vi xử lý Da Vinci với phần mềm và công cụ phát triển vào cuối năm nay. Các quan chức của Hãng cho biết, các sản phẩm công nghệ Da Vinci nguyên mẫu cho các khách hàng của Hãng TI có thể được trình làng tại buổi Trình diễn Hàng điện tử tiêu dùng tháng 1 tới.
Nguồn: PC World, 9/9/05