Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/11/2004 23:39 (GMT+7)

Công nghệ mới xử lý dịch hèm - phế thải từ sản xuất cồn

Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số công nghệ xử lý dịch hèm. Tuy nhiên, các công nghệ này đa phần đều có những nhược điểm và không hiệu quả trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Nhằm khắc phục những hạn chế của các công nghệ ấy, ngay từ năm 1995, các đơn vị nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (KHTN & CNQG) đã hợp tác với Công ty đường Lam Sơnnhằm tìm giải pháp công nghệ thích hợp, xử lý dịch hèm chống ô nhiễm môi trường, đồng thời tận dụng bán thành phẩm xử lý để sản xuất phân bón phục vụ cây mía và cây trồng khác.

Ông Lê Văn Tam nguyên Giám đốc Công ty đường Lam Sơn, nay là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã đề xuất Đề tài xử lý dịch hèm để làm sạch môi trường và trao cho nhóm nghiên cứu củaTiến sĩ Dương Anh Tuấn một số tài liệu quốc tế liên quan đến đề tài để tham khảo trong nghiên cứu.

Năm 1997, GS.TSKH Đồng Vũ Minh, Giám đốc Trung tâm KHTN & CNQG, nay là Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cũng đã tài trợ cho một nhóm nghiên cứu liên ngành có sự tham gia của các cán bộkhoa học thuộc các Viện hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học và sinh học nhiệt đới đầu tư nghiên cứu tìm giải pháp công nghệ thích hợp đáp ứng nhu cầu cấp bách của tình hình thựctiễn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tạo ra được giải pháp công nghệ mới xử lý dịch hèm, đặt tên là "Công nghệ sinh hóa tổng hợp" (SHTH), được Hội đồng khoa học cấp trung tâm và cơ sở sản xuất đánh giácao và kiến nghị ứng dụng vào thực tế. Do tính khả thi ứng dụng của công nghệ nên đề tài đã được phát triển từ cấp trung tâm thành dự án cấp Nhà nước.

Cuối năm 1999 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tài trợ cho Dự án sản xuất thử nghiệm mang tên "Xây dựng và hoàn thiện dây chuyền công nghệ xử lý dịch hèm từ sản xuất cồn làm phân bón cho câymía và các cây trồng khác, do Viện Hóa học là cơ quan chủ trì công nghệ và Tiến sĩ Dương Anh Tuấn là Chủ nhiệm dự án, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là chủ đầu tư và ứng dụng công nghệ, Công tythiết kế công nghiệp hóa chất (CECO) thuộc Bộ Công nghiệp là cơ quan chủ trì thiết kế dây chuyền công nghiệp.

Công nghệ sinh hóa tổng hợp là gồm các công nghệ lên men vi sinh, có hệ thống hầm ủ với các điều kiện tối ưu, phối liệu được cấp khí cả hai chiều làm cho các vi sinh vật phân hủy và chuyển hóa nhanhcác chất hữu cơ trong dịch hèm, các chất celluloz, các chất sáp trong bã mía, than bùn. Nhiệt thoát ra do phản ứng sinh hóa làm bay hơi nước của dịch hèm trong thời gian nhanh nhất. Tham gia vào quátrình chuyển hóa các chất thải ngoài phản ứng sinh học, còn có các phản ứng của các chất hóa học.

Các bên tham gia tiến hành dự án sản xuất thử nghiệm đã gặp không ít khó khăn, thử thách và vướng mắc vì đây là một công nghệ mới đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới. Khó khăn còn lớn hơn trong giaiđoạn phát triển từ dự án sản xuất thử nghiệm lên nhà máy sản xuất có tính chất công nghiệp. Ngay cả các cán bộ khoa học cũng không thể nhìn nhận đầy đủ hết những khó khăn này khi triển khai trong đềukiện chưa có đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm xác định đầy đủ và chính xác các thông số kỹ thuật công nghệ phục vụ thiết kế...

Nhờ có sự mạnh dạn đầu tư, kiên trì và quyết tâm cao của chủ đầu tư cùng các bên liên quan, đến nay cơ bản các mục tiêu đề ra của dự án đã đạt được. Kết quả thực hiện dự án đã khẳng định được khảnăng xử lý 70m3 hèm/ngày bằng dây chuyền công nghiệp, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và đủ bán thành phẩm để sản xuất 30.000 tấn phân bón SHTH/năm.

Đây là một sản phẩm phân bón mới giàu chất hữu cơ và các chất có giá trị dinh dưỡng cao, đang được các hộ trồng mía ở vùng mía nguyên liệu Lam Sơn rất ưa chuộng.

Dự án đã giúp giải quyết bài toán xử lý và tận thu chế phẩm từ sản xuất mía đường, đặc biệt là dịch hèm từ sản xuất cồn thải ra gây ô nhiễm môi trường, mà suốt hơn 10 năm qua công ty đã đầu tư nhiềugiải pháp nhưng vẫn không giải quyết được.

Thành công của dự án mở ra triển vọng mới và quan trọng trong xử lý chất thải rắn và lỏng của ngành công nghệ mía đường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng chất thải làm phân bón phục vụ tái sảnxuất, vì một nền công nghiệp và nông nghiệp sạch và bền vững.

Đây cũng là một thí dụ điển hình về khả năng hợp tác giữa các nhà sản xuất và các nhà khoa học Việt Nam trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học phục vụ thực tiễn của cuộc sống.

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 10/6/2004

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.