Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 11/05/2005 20:51 (GMT+7)

Công nghệ mới nâng cao năng suất lúa: Sản xuất mạ thảm trên khay

Công nghệ hiện đại nhất Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Việt (Phòng Cơ giới hóa canh tác, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch) cho biết: Công nghệ sản xuất mạ thảm trên khay chính thức được sản xuất từ năm 2002 tại Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh với quy mô bán thủ công. Tại Yên Thành, Nghệ An, Viện đã thử nghiệm đưa công nghệ mới hoàn thiện, đồng bộ hơn, công suất cao có thể đáp ứng được 50ha lúa cấy".

Dây chuyền gồm: các máy rải đất, tưới phun, gieo mộng, phủ đất bột làm việc đồng bộ cùng với khay mạ chạy trên băng chuyền. Khác với mô hình bán thủ công, công nghệ này có nguyên lý hoạt động hoàn toàn bằng máy từ khâu nghiền đất, trộn đất, gieo mộng đến khâu hoàn thiện khay mạ.

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, ưu điểm của dây chuyền là: cơ giới hóa khâu cấy - giảm sức lao động cho dân, chủ động thời vụ, dễ phòng trừ sâu bệnh, khắc phục và tránh được ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là rét, tiết kiệm 30% lượng giống cần gieo, giảm diện tích trồng mạ (10-20%), tăng năng suất lúa (15-20%)...

Khâu làm mạ khay rất đơn giản, nuôi mạ khay xong đem khay chuyển ra đồng, đặt khay trên mặt ruộng bằng phẳng, nếu nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 oC thì phải che phủ khay bằng các lớp nilon trong suốt. Nước lưới mạ phải sạch, không dùng nước từ các ao, hồ, kênh rạch tù đọng vì nước bẩn có thể làm mầm bệnh xâm nhập vào mạ. Mạ được 2,7- 3 lá thật có thể đem đi cấy, thông thường mạ xuân có thời vụ 12-20 ngày, mạ mùa 10-12 ngày. Do mạ khay có đặc điểm non, khỏe nên phải cấy thưa cây, ít dảnh.

Vụ đông xuân năm 2004- 2005, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chính thức hợp tác với Công ty TNHH Vĩnh Hòa xây dựng dây chuyền đồng bộ tại xã Vĩnh Thành (huyện Yên Thành) và đã cho ra đời trên 300 khay mạ đầu tiên. Lượng mạ này có thể đáp ứng đủ cho 5 ha lúa tại xã Nam Thành. Ông Phan Thế Hòa- Giám đốc Công ty cho biết: "Ban đầu, chúng tôi cứ tưởng khó làm nhưng chỉ cần nghe hướng dẫn qua, ai cũng có thể vận hành được dây chuyền, giá thành chi phí cũng tương đối rẻ, tổng chi phí cho 1 sào lúa (Trung bộ) chưa tới 20.000 đồng (mạ dược hết gần 26.000 đồng)...".

Tại xã Nam Thành, những khay mạ đầu tiên đã được bà còn đưa đi cấy. Ông Phan Thế Quang - Chủ nhiệm HTX cho biết: "Kỹ thuật này tiết kiệm rất lớn về giống (1,5-2kg/sào thay vì 4-5kg/sào như trước đây), hơn nữa gieo cách này cũng tận dụng được hết mạ gieo". Còn chị Thái Thị Hà-một nông dân ở đây cho biết: "Cấy mạ khay rất dễ do rễ mạ vừa tơi, cây cứng, không bị úa táp do rét, cây cũng mau hồi xanh, bén rễ". Giờ đây, rất nhiều bà con ở Nghệ An đã tìm đến Yên Thành để học hỏi và mua loại mạ này, đến nỗi Công ty TNHH Vĩnh Hòa đang dự kiến sẽ xây dựng thêm một cơ sở sản xuất nữa tại huyện Đô Lương.

Mạ khay sẽ thành sản phẩm hàng hóa

TS. Chu Văn Thiện - Phó Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch - cho biết: "Công nghệ gieo mạ khay đã được áp dụng ở rất nhiều nước sản xuất lúa nước như Nhật Bản. 90% mạ được gieo bằng khay, Hàn Quốc 60%, Trung Quốc 40%... Nhưng ở Việt Nam lại hoàn toàn mới, hiện mới chỉ có ba điểm ứng dụng ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An". Hầu hết các hộ nông dân vẫn gieo mạ theo phương pháp "cổ truyền" (mạ dược hoặc mạ sân). Cách gieo này có rất nhiều hạn chế, ngoài việc mạ dễ bị chết khi gặp trời rét hoặc hạn hán, do khi nhổ mạ lên người dân phải "đập" giũ đất cho mạ, nên ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của lúa sau cấy và tới năng suất sau này.

Theo ông Trần Đăng Khởi- Trưởng phòng Trồng trọt, Cục Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài tác dụng chống rét trong vụ chiêm xuân, cũng có thể gieo mạ vào vụ mùa để chống úng lụt vào tháng 6-7 ở các tỉnh miền Bắc, bởi cây mạ sẽ rất khỏe, tiến tới có thể làm hai vụ/năm". Mặc dù công nghệ sản xuất mạ khay đã được đưa vào nước ta từ năm 1992 tại Mỹ Văn (Hưng Yên), nhưng tới nay vẫn không thể phát triển được. Do đó, vấn đề đang được các nhà khoa học đặt ra hiện nay là phải làm sao "thuyết phục" được bà con thay đổi cách gieo mạ dược. Muốn như vậy, ông Hà Đức Hồ - thành viên ban chủ nhiệm chương trình KC.07 (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho rằng: "Cần tổ chức sản xuất theo kiêu hàng hóa, quy mô lớn, đồng bộ, có người chuyên làm mạ để cung cấp cho nông dân chứ không thể làm theo kiểu phong trào: nhà nhà cùng làm mạ khay được".

Giá thành cho công nghệ đồng bộ khá cao (100 triệu đồng/dây chuyền), nhưng Viện cũng cho biết có thể ứng dụng các thiết bị phù hợp với người nông dân ở quy mô bán thủ công (30 triệu đồng) như ở Bắc Ninh. Còn về giá thành khay mạ chỉ hết 1.000 đồng/khay (12.000 đồng/sào).


-------------------

Các địa phương có nhu cầu tìm hiểu công nghệ xin liên hệ: Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, 102/54 đường Trường Chinh, Hà Nội, ĐT: 04.8689724 - Email: viae@fpt.vn.

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 19-01-2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.