Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 20/11/2004 21:31 (GMT+7)

Công nghệ mới có thể tăng cường khả năng cung cấp máu

Theo TS. Jerry Squires, Phó chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Mỹ, đã có rất nhiều người hiến máu cho Hội, trong một thời gian gian ngắn Hội đã có lượng máu cung cấp từ 7 -10 ngày.

Nguồn cung cấp máu của quốc gia duy trì ở mức cao và số người hiến máu hàng tháng ở mức cao hơn mức thông thường. Tuy nhiên, ở một số thành phố như Detroit đã bắt đầu có hiện tượng thiếu máu trầmtrọng từ nguồn cung cấp tại chỗ vì thiếu những người hiến thường xuyên và trong thời gian những kỳ nghỉ. Sự giảm theo mùa càng mạnh đối với một số loại máu hiếm như máu loại B và O. Máu loại O làloại máu có thể tiếp cho nhiều loại máu khác và do đó nhu cầu về loại máu này rất lớn. Tuy nhiên, chỉ có 6% dân số có loại máu này. Các bệnh viện và trung tâm máu địa phương rất hay bị thiếu loại máunày.

Nhưng hiện nay nhiều nhà sản xuất thiết bị y tế đang xúc tiến tìm phương pháp mới thu gom máu để có thể giải quyết sự thiếu hụt này. Các công ty như Baxter International, Haemonetics Corp. và GambroBCT đã sản xuất các thiết bị thu gom máu tự động hoá, sử dụng một kỹ thuật xử lý đã được biết đến gọi là kỹ thuật Apheresis.

Từ nhiều năm nay, người ta đã sử dụng quy trình này để thu nhận một số thành phần máu xác định như các tế bào gốc và tiểu cầu dùng trong nghiên cứu và dùng cho các liệu pháp chữa trị y tế đặc biệt.Các quan chức của những công ty này tin rằng các thiết bị Apheresis có thể giúp tăng cường cung cấp máu nói chung.

Quy trình hoạt động của công nghệ tương đối đơn giản. Sau khi qua quy trình kiểm tra sức khoẻ thông thường, người hiến máu sẽ được nối với máy bằng dây truyền ven. Dây này lấy một Pint (đơn vị đolường bằng 0,47 lít) hoặc một "đơn vị" máu. Sau đó, máu sẽ được lọc trong thiết bị ly tâm, phân tách bằng trọng lượng thành 3 thành phần máu cơ bản là hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương. Các thànhphần trọng lượng nặng như hồng cầu sẽ ở dưới và thành phần nhẹ sẽ ở trên.

Thiết bị được lập trình để duy trì những tỷ lệ xác định về hồng cầu, cần nhất cho quy trình chữa bệnh và truyền máu. Những thành phần không cần thiết, cùng với dung dịch muối, sẽ được đưa trở lại vàocơ thể của người hiến máu cũng qua dây truyền ven này.

Theo các nhà đề xuất phương pháp này, do quy trình chỉ lấy đi những thành phần cần thiết nên có thể lấy được nhiều "máu" hơn từ mỗi người hiến máu mà không gây ra tác dụng xấu. Ví dụ, phương pháptruyền thống chỉ có thể lấy được một đơn vị máu nguyên từ một người hiến máu trong một lần hiến để không gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu choáng nhẹ. Nhưng thiết bị Apheresis có thể lấy được từmột người lượng hồng cầu bằng như vậy mà lẽ ra phải lấy từ hai đơn vị máu nguyên, mà không gây ra tác dụng xấu cho người hiến máu. Như vậy, thực sự người hiến đã cho gấp đôi số lượng hồng cầu mà vẫnan toàn.

Tuy nhiên, còn một số nhược điểm để phê chuẩn việc sử dụng rộng rãi thiết bị lấy hồng cầu máu này. Thứ nhất, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã đặt ra những hạn chế đối với người hiến máubằng thiết bị Apheresis. Ngoài sức khoẻ tốt và không có bệnh đường máu như HIV và viêm gan, người hiến máu phải đạt tiêu chuẩn yêu cầu về chiều cao và cân nặng nhất định (phụ nữ cao ít nhất là 5 foot5 inch và nặng 150 pound, nam giới cao 5 foot 1 inch và nặng 130 pound). Một vấn đề khác nữa là phương pháp Apheresis tốn thời gian hơn. Thời gian thực tế cần để lấy một đơn vị máu nguyên theo phươngpháp thông thường là khoảng 12 phút, nhưng nếu lấy bằng máy Apheresis thì cần khoảng 30 phút.

Quy trình và thiết bị Apheresis đã được sử dụng từ nhiều năm nay và một số người cho rằng Apheresis là một giải pháp tốn kém.

Tiến sĩ huyết học Popovsky cho biết, công ty của ông đã đưa ra một phương thức hoạt động bằng cách thiết lập mối quan hệ với các trung tâm hiến máu. Các trung tâm này sẽ trang bị máy móc và sẽ chỉchi trả cho những chi tiết sử dụng một lần, như ống chất dẻo, kim và "bát" của máy ly tâm dùng tách các thành phần máu. Tiến sĩ cho biết, một số trung tâm như Cơ quan huyết học ở Scottsdale, Ariz.,đã nhận lời chào hàng này để chuyển đổi tất cả các trung tâm của mình sang sử dụng thiết bị mới.

Theo Squies của Hội Chữ thập Đỏ Mỹ, đây là một công nghệ rất quan trọng. Tuy nhiên, Hội chưa áp dụng thiết bị mới này tại các trung tâm lấy máu của mình. Hội đang trong quá trình đánh giá và thửnghiệm.

Nguồn: abcnews.com, 1/2002

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).