Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 28/06/2005 01:31 (GMT+7)

Có hay không cây ăn thịt người?

Từ cây ăn thịt

Không giống như động vật, cây cối có thể tự tạo ra thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm dưới đất, ánh sáng quang hợp từ mặt trời. Tuy nhiên ngoài những thứ đó, khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối.

Có một vài loại cây lấy khoáng chất bằng cách trở thành cây ăn thịt - carnivorous plant. Theo tiếng Latinh carnivorous nghĩa là meat-eating (ăn thịt). Chúng không lấy khoáng chất từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật. Phần lớn nạn nhân của cây ăn thịt là côn trùng. Cây lấy chất dinh dưỡng từ xác những con vật xấu số đó để tiếp tục phát triển.

Cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm (Pitcher plants) có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một cọng nhỏ dẫn từ mũ xuống ruột bình khiến côn trùng có thể bò sâu vào nắp bình. Tuy nhiên cọng nhỏ đó và thành bình rất trơn khiến côn trùng khi bò vào sẽ bị trượt ngã xuống, chất nhầy bám vào cánh khiến chúng không bay được và cũng không bò được lên. Và chất nhầy nằm ở cuối bình sẽ phân hủy xác côn trùng thành thức ăn giúp cây có thêm chất dinh dưỡng.

Cây loa kèn vàng (the yellow trumpet) thì có một cách khác để nhử động vật. Bên trong lá của hoa loa kèn vàng có một chất ngọt khiến côn trùng rất thích nhưng khi ăn vào chúng sẽ bị tê liệt và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành chất dinh dưỡng cho cây.

Cây gọng vó (sundew) thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh hoa. Cánh hoa gọng vó có hàng loạt những sợi tóc nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi tóc đó sẽ cuộn vào nạn nhân và chất keo dính sẽ khiến côn trùng không thể thoát được. Sau đó những sợi tóc đó sẽ phủ lớp keo quanh côn trùng khiến chúng bị chết ngạt. Quá trình phân hủy từ chất nhờn đó sẽ biến xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.

Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.

Đến cây ăn thịt người

Vậy có loại cây ăn thịt nào có khả năng ăn thịt người hay không? Trên thực tế câu trả lời là không. Loài cây ăn thịt lớn nhất là cây Nepenthes. Nó mọc ở vùng Đông Nam Á và có kích thước tới 50 feet (15m). Cây Nepenthes có khả năng bẫy côn trùng lớn và thậm chí là cả những động vật nhỏ như chuột và cóc nhái. Chất phân hủy của cây Nepenthes phun ra có thể tích lên tới 1 gallon (gần 4 lít). Nông dân thường trồng cây Nepenthes quanh những ruộng lúa của họ để chống lại chuột bọ ăn lúa.
 
Không có loài cây ăn thịt nào đủ lớn để ăn thịt người cả. Vậy huyền thoại về cây ăn thịt người đến từ đâu?

Loài cây gây ra những lời đồn đại về cây ăn thịt người là cây Amorphophallus titanum thường được biết với một cái tên khác là "hoa xác chết". Amorphophallus titanum là loài cây có hoa lớn nhất, có mùi mạnh nhất và trông hình dáng khá dữ tợn. Hoa của cây Amorphophallus titanum có thể dài tới 9 feet (gần 3m) và có mùi rất khó chịu như mùi thịt thối đang bị phân hủy. Mùi đó thu hút o­ng và khi o­ng đậu lên, phấn hoa sẽ rơi xuống rào rào khiến con o­ng không bay được và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành thức ăn của cây.

Loài cây Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Indonesia. Điều đặc biệt là khi mang cây này đi trồng ở những vùng đất khác như Mỹ thì cây không nở hoa nữa. Chỉ duy nhất có một cây Amorphophallus titanum nở hoa vào năm 1937 tại Thảo Cầm viên New York. Khi hoa nở, cánh hoa dài ra 4 inches (10cm) mỗi ngày. Chính vì hình dáng to lớn và mùi thịt thối nên cây Amorphophallus titanum đôi khi bị coi là cây ăn thịt người.

Điều trớ trêu là loài cây có khả năng "ăn thịt người" được nêu trên không những chưa ăn được ai mà lại đang bị chính loài người tiêu diệt. Việc mở rộng diện tích cây trồng và canh tác những loài cây ăn quả đã đe dọa nghiêm trọng đên sự sinh tồn của những loài cây ăn thịt.

Nguồn: thanhnien.com.vn      25/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…