Đà Nẵng: Không có sóng thần, cuộc sống lại bình thường!
Đài Khí tượng thuỷ văn Trung Trung bộ, BCH Phòng chống lụt bão Đà Nẵng chính thức thông báo: Không có sóng cao bất thường cách bờ biển 50 - 100km!- Trên thực tế chúng tôi chưa phát hiện thấy sóng thần do động đất gây ra ở Biển Đông. Hiện các chuyên gia ở Viện Vật lý Địa cầu đang nghiên cứu để xác định nguy cơ động đất gây sóng thần ở Biển Đông và vùng lân cận, nếu có thì ảnh hưởng tới bờ biển Việt Nam hay không. Đề tài nghiên cứu vừa mới bắt đầu nên phải chờ hai năm nữa mới có kết luận về nguy cơ sóng thần ở Biển Đông.
Động đất mạnh ở Ấn Độ Dương và Thái Bình dương ngoài vùng Biển Đông có thể gây sóng thần. Sóng thần này không tràn vào Biển Đông do bị các quần đảo chặn lại. Tuy nhiên, ở bờ biển phía Tây Philippines tồn tại các đới hút chìm có khả năng gây động đất mạnh, gây sóng thần. Nếu xảy ra sóng thần thìsóng thần này có thể truyền tới bờ biển Việt Namtrong vòng 90 phút.
Như vậy Việt Nam cần xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần?
- Sau thảm hoạ sóng thần ở Sumatra, LHQ đã quyết định mở rộng hệ thống cảnh báo sóng thần ở Thái Bình dương và xây dựng hệ thống cảnh báo ở Ấn Độ Dương. Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang bàn thảo và chuẩn bị triển khai xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần. Mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương chịu trách nhiệm thành lập hệ thống cảnh báo sóng thần ở Việt Nam.Tham gia vào hệ thống cảnh báo sóng thần của thế giới và khu vực sẽ làm cho hệ thống cảnh báo quốc gia của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Giáo sư thì cần phải làm gì để tránh tình trạng hoảng loạn như ở Đà Nẵng trong ngày 9/7?
-Theo tôi người dân không nên hoảng loạn khi chưa nhận được thông tin chính thức từ các cơ quan hữu trách.
Xin cảm ơn Giáo sư.
Nguồn: vnn.vn 9/7/2005