Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 01/07/2005 15:03 (GMT+7)

Chữa cao huyết áp bằng các loài hoa

Thiên nhiên quanh ta có rất nhiều loài hoa vừa đẹp vừa có công dụng chữa bệnh. Trong đó có những loại được dùng để phòng chống cao huyết áp, căn bệnh đang có xu hướng gia tăng, gây những biến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận...


Kim ngân hoa 15 g, cúc hoa 15 g, sơn tra 30 g, tang diệp (lá dâu) 10 g. Tất cả tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được; uống thay trà mỗi ngày 1 thang, 20 ngày là một liệu trình. Công dụng: Hạ mỡ máu và huyết áp, thích hợp cho trường hợp cao huyết có kèm theo rối loạn lipid máu. Trong bài, ba vị cúc hoa, sơn tra và tang diệp đều có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài ra, sơn tra và cúc hoa còn có khả năng hạ mỡ máu và tăng cường lượng máu nuôi dưỡng cơ tim.

Cúc hoa lượng tùy ý, thu hái vào mùa thu, đem sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 10-15 g bột thuốc ninh với 60-100 g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Thích hợp cho người bị cao huyết áp thuộc thể Can uất hóa hỏa, biểu hiện bằng các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ, mặt đỏ, hay cáu giận, miệng đắng họng khát, tiểu tiện vàng sẻn, chất lưỡi đỏ...

Hoa tam thất 3 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 2 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, bình can, giáng áp, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp có kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Có thể phối hợp thêm với hoa hòe 10 g và hoa cúc 10 g. Gần đây, loại hoa này đã được nhập nhiều từ Trung Quốc vào nước ta nên rất dễ kiếm và tiện sử dụng.

Tân di hoa (còn gọi là ngọc lan hoa) 3-6 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 ấm. Công dụng: Ích phế tiêu đàm, khứ phong thông khiếu, giáng áp, dùng cho người bị cao huyết áp, viêm mũi, đau đầu do co thắt mạch máu. Nghiên cứu hiện đại trên thực nghiệm và lâm sàng cho thấy, tân di hoa có tác dụng hạ huyết áp tương đối rõ rệt.

Hồng hoa 15 g, hòe hoa 15 g, hai vị đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết khứ ứ, giáng áp. Thích hợp cho người bị cao huyết áp có các biểu hiện ứ huyết như có điểm đau nhói tựa kim châm cố định ở đầu, chất lưỡi có nhiều điểm ứ huyết và xuất huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn rộng…

Cúc bách nhật (còn gọi là thiên nhật hồng, bách nhật hồng) 20 g, dã cúc hoa 20 g. Hai vị đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh can tán kết, tiêu thũng giải độc, giáng áp. Thích hợp cho người bị cao huyết thuộc thể Can uất hóa hỏa. Bài này nếu gia thêm hạ khô thảo 30 g thì hiệu quả càng cao.

Sơn tra hoa 6 g, sơn tra diệp 6 g. Hai vị hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ mỡ máu và giáng áp, có tác dụng rất tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm rối loạn lipid máu.

Hoa mẫu đơn 9-15 g, sắc uống mỗi ngày 1-2 liều. hợp cho những người bị cao huyết áp thuộc thể Can uất hóa hỏa.

Hoa mào gà 3-4 bông, đại táo 10 quả, hai vị sắc kỹ lấy nước uống thay trà. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoa mào gà có tác dụng điều hòa nhịp tim, làm giảm lượng ôxy tiêu thụ của cơ tim và hạ huyết áp.

Đài hoa hướng dương 60 g sắc uống, có thể kết hợp thêm với râu ngô 30 g hoặc hạ khô thảo 15 g.

Trường xuân (hoa dừa cạn) 6 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Nếu cho thêm cúc hoa hoặc hoa hòe mỗi thứ 10 g thì càng tốt. Trà hoa dừa cạn còn có tác dụng phòng chống ung thư.

Hoa mai trắng 3 g, thảo quyết minh 10 g, hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Loại trà này còn có tác dụng phòng chống thiểu năng tuần hoàn động mạch vành tim và nhồi máu cơ tim.


Nguồn: vnexpress.net   25/6/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....