Chế tạo thành công polymer chống xói mòn
Cùng với sự phá rừng, xói mòn hiện là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây đất trống đồi núi trọc ở nước ta. Theo thống kê, loại đất này hiện chiếm trên 10 triệu ha, chiếm tới gần 30% lãnh thổViệt Nam.Sản phẩm có tên gọi là Polyacrylamit, được trùng hợp từ acrylamit. Loại polymer này thực tế ra đời cách đây khoảng 30 năm, và cho hiệu quả chống xói mòn rất tốt ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên,đây là lần đầu tiên nó được nghiên cứu thành công ở Việt Nam.
Thông thường, sự xói mòn diễn ra như sau: khi mưa xuống, hạt mưa mang động năng lớn sẽ phá vỡ kết cấu của đất, khiến các hạt đất bắn lên, trôi đi theo nước. Quá trình này xảy ra đặc biệt mạnh ở nhữngnơi đất trống, đồi trọc (đã mất lớp phủ thực vật) và đất dốc. Polyacrylamit hoạt động theo nguyên lý ngăn ngừa sự phá huỷ kết cấu đó. Khi được đưa vào trong đất, các điện tích âm của nó sẽ kết hợpvới các điện tích dương (ion canxi) trong đất, làm dính kết các hạt huyền phù và giữ ổn định cấu trúc đất.
Qua nghiên cứu ở các nước, người ta nhận thấy polyacrylamit có thể làm giảm tới 90% xói mòn trong tưới luống và giảm tới 50% xói mòn trong những vùng đất dốc. Ngoài ra việc đưa một lượng nhỏ chất nàyvào nước tưới cũng có tác dụng làm giảm sự rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, đồng thời giữ lại cả phân bón. Nhờ những tác dụng này, polyacrylamit gián tiếp làm nâng cao năng suất câytrồng.
Thử nghiệm bước đầu tại Viện Hoá học cho thấy, polyacrylamit cho hiệu quả giữ đất rất tốt. Hiện sản phẩm đang được tiếp tục thí điểm tại Mê Linh.
Để sử dụng, người dùng chỉ việc hoà polymer này vào nước với lượng 0,05-0,1% rồi tưới lên luống. PGS Nguyễn Văn Khôi, Phòng Vật liệu polymer, Viện Hoá học, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, dù polymernày có đọng lại trên lá cây cũng không gây hại gì, vì nó không bít các lỗ thở của lá. Cũng theo ông Khôi, polyacrylamit có thể áp dụng chống xói mòn cho hầu hết các loại đất, và tuỳ vào loại đất khácnhau, nó có thể phát huy tác dụng từ 2-3 năm. Sản phẩm có khả năng phân huỷ sinh học, nên không gây hại cho môi trường.
Polymer chống xói mòn hiện được bán với giá 25.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với sản phẩm ngoại nhập gần 40.000 đồng/kg. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ hoàn thiện sản phẩm này vào khoảng tháng 12/2004, vàsẽ tiến tới sản xuất trên quy mô lớn.
Nguồn: Nhật Minh, http://vnexpress.net ngày 10/7/2003