Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 14/05/2020 21:39 (GMT+7)

Chế tạo thành công chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động

Thầy trò Trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã chế tạo thành công chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động với lập trình lời nhắc nhở học sinh rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang trước khi ra, vào trường học. 

Máy rửa tay tự động

Cấu tạo của máy rửa tay sát khuẩn tự động gồm 4 hệ thống chính là vỏ hộp bảo vệ được làm bằng nhựa, kích thước 235x178x120mm. Mặt trước trang trí và dán hướng dẫn sử dụng, đèn led 2 màu báo hiệu lượng dung dịch trong hộp chứa và loa thông báo. Mặt bên dưới là cảm biến xác nhận tay người, mặt bên hông phải có gắn cảm biến nhận diện sự xuất hiện của người để phát ra thông báo  “Đề nghị dừng lại rửa tay khi vào trường!” hay  “Đề nghị đeo khẩu trang khi ra khỏi trường!”. Hệ thống chứa và bơm dung dịch sát khuẩn làm bằng ống nhựa PVC, chứa được khoảng 800ml. Khi dung dịch sát khuẩn trong bình chứa hết, đèn led báo hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

Theo lập trình, các cảm biến nhận dạng con người khi đi qua cổng chính vào trường cách khoảng 1 m, thì báo hiệu âm thanh reo lên cùng với lời nhắn được lập trình: “Đề nghị các em học sinh dừng lại và rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường học”. Tiếp đó là một cảm biến nhận dạng hai bàn tay người khi đưa vào chiếc máy, ngay lập tức chiếc máy tự động nhỏ vừa đủ những giọt dung dịch sát khuẩn xuống lòng bàn tay để thực hiện theo quy trình sát khuẩn. Khi tan học, thầy cô giáo và học sinh sẽ nhận được lời nhắc nhở: “Đề nghị dừng lại rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi ra khỏi cơ quan”.

Thầy Trần Việt Quốc, Hiệu trưởng THPT Trường Chinh phấn khởi cho biết: “Tiếng nói đó phát ra từ chiếc máy rửa tay tự động do thầy giáo phụ trách môn Vật lý Nguyễn Trần Thái Vũ và 2 em Võ Thanh Minh Nhật (học lớp 11C5), Nguyễn Trần Nguyệt Hà (học sinh lớp 10C4) chế tạo”. Thầy Vũ và hai em Nhật, Hà có chung niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo về máy móc, kỹ thuật điện tử. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là động lực để họ nghiên cứu rồi tiến hành chế tạo thành công hai chiếc máy rửa tay và robot phun thuốc sát khuẩn. Các sản phẩm chính thức hoàn thiện mới được hơn tuần nay và đưa vào sử dụng thử tại trường khá ổn định”.

Thầy giáo Nguyễn Trần Thái Vũ tâm sự, chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động được nghiên cứu và chế tạo trong 15 ngày, chi phí hơn 1 triệu đồng. Robot phun thuốc khử khuẩn điều khiển từ xa bằng remote có những chi tiết kỹ thuật phức tạp hơn, nên chế tạo hoàn thiện trong 21 ngày với chi phí hơn 2 triệu đồng. Tất cả các linh kiện nhờ một học sinh cũ của trường đang học đại học tại TP Hồ Chí Minh tìm mua và gửi về.

Em Võ Thanh Minh Nhật chia sẻ, trong thời gian khoảng 2 tuần, thầy Vũ cùng chúng em đã chế tạo thành công chiếc máy này. Khi ứng dụng vào thực tế thì rất khả thi, người dùng chỉ cần đưa tay vào vị trí theo hướng dẫn là dung dịch sát khuẩn sẽ nhỏ ra một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay mà không cần ấn nút hay chạm vào bất kỳ bộ phận nào trên thân máy, nhằm tránh tối đa tiếp xúc, hạn chế sự lây lan của virus.

Nhiều học sinh tham gia trong quá trình thử nghiệm máy rửa tay sát khuẩn tự động rất phấn khởi khi đưa vào sử dụng. Em Nguyễn Trần Nguyệt Hà thì vui vẻ nói: “Khi trường em đưa máy rửa tay sát khuẩn tự động vào hoạt động, học sinh chúng em rất yên tâm, bởi việc sát khuẩn vệ sinh được đưa vào nề nếp sẽ góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong trường học”.

Nhiều năm qua, Trường THPT Trường Chinh sáng chế nhiều sản phẩm như: “Máy bơm nước thủy lực”; “Hệ thống bảo vệ và chăm sóc vườn nho thông minh”; “Nhà thông minh”… tham gia các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh, quốc gia đều đạt giải cao. Đặc biệt, trong năm học 2018-2019, sản phẩm “Máy thu gom nông sản tự động trên sân phơi”, đạt giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, khu vực phía nam.

Bài: HT

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.