Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 15:53 (GMT+7)

Chế tạo sợi quang từ bọt biển

Joanna Aizenberg, người phụ trách việc nghiên cứu tại Trung tâm thí nghiệm Bell, nói: "Loại sợi sinh học tự nhiên này có thể đem thắt thành nút mà vẫn không gãy - điều này thật là kỳ diệu".

Với cái tên mỹ miều "Lẵng hoa Venus", giống bọt biển trong suốt này sử dụng vật liệu tự nhiên để sản sinh ra sợi mềm dẻo ở nhiệt độ thấp. Chính điều đó cho phép các nhà khoa học hy vọng nhân bản đượcsợi tự nhiên. Hiện nay, mọi phương pháp sản xuất sợi quang đều đòi hỏi sử dụng nhiệt độ cao khiến cho sợi bị dòn, dễ gãy.

Theo Aizenberg, giống bọt biển này còn có thể bổ sung natri vào sợi, làm tăng khả năng truyền dẫn ánh sáng - điều không thể thực hiện được đối với sợi quang đòi hỏi nhiệt độ cao. Bà nói: "Một trongnhững thách thức đối với công nghệ là đưa phụ gia vào cấu trúc thuỷ tinh nhằm cải thiện thuộc tính quang học. Nếu chúng ta biết được chính xác phải làm thế nào để đưa natri vào sợi quang ở nhiệt độthấp như sợi thiên nhiên thì chúng ta có thể kiểm soát tất cả mọi thuộc tính của quang học".

Giống bọt biển này sinh trưởng tại vùng nước sâu nhiệt đới. Cao khoảng 45 cm, bộ khung hình lưới phức tạp, cấu tạo từ hợp chất silic của nó, thường được loài tôm lấy làm nơi trú ngụ. ở dưới gốc, cácsợi trong suốt tạo thành hình vương miện giữ chặt bọt biển với đáy biển. Loại sợi này thường dài từ 5 đến 17 cm, mỗi sợi có kích thước bằng sợi tóc người.

Nghiên cứu nói trên là một trong những khám phá mới nhất thuộc lĩnh vực phỏng sinh học. Đây là nỗ lực nhằm tìm hiểu cơ chế của hệ thống sinh học và áp dụng các nguyên tắc của nó vào công nghệ. Mặc dùkhông trực tiếp tham gia nhưng Geri Richmond, nhà hóa học và khoa học vật chất thuộc Đại học Oregon, vẫn rất quan tâm đến công trình này. Bà nói: "Đây là một ví dụ tuyệt vời về sự tuyệt vời của thiênnhiên khi thiết kế và xây dựng nên những hệ thống phức tạp. Chúng ta có thể vẽ ra giấy và nghĩ cách điều khiển nó, nhưng so với thiên nhiên thì chúng ta vẫn còn đang ở thời kỳ đồ đá".

Randy Kochevar, nhà sinh học biển thuộc Trung tâm Thuỷ sinh Monterey ở California cho rằng ngành phỏng sinh học đã thực hiện một cuộc "thăm dò sinh học" dưới đáy biển. Ông nói: "Những người làm việctrong công nghiệp, y dược hoặc công nghệ sinh học toả ra ngoài và tìm kiếm các hợp chất đáng chú ý dưới đáy biển sâu. ở đấy có nhiều nguồn lợi mới lạ còn chưa được khai thác."

Trong những năm gần đây, người ta đã khám phá ra loại enzyme lấy từ vi khuẩn làm tan mỡ trong nước lạnh để cải tiến chất lượng bột giặt; protein phát sáng ở loài sứa cho phép bác sĩ phẫu thuật chiếusáng và cắt bỏ tế bào ung thư; và một loại enzyme khác lấy từ vi khuẩn sống gần các ống phun thuỷ nhiệt dưới đáy biển có thể giúp nâng cao chất lượng thử ADN.

Kochevar nói rằng trước khi tiến hành nghiên cứu về bọt biển, Aizenberg đã khám phá ra trên lớp vỏ của một loài sao biển có nhiều thấu kính tí hon làm "mắt" chung, gợi ý cho giới kỹ sư về mẫu máy cảmbiến và hệ thống hướng dẫn. Ông nói: "Thật là không thể tin nổi. Chúng tôi quan sát những vật không được xếp vào loài có thị giác và tìm thấy các thuộc tính quang học tuyệt vời ngay trong cơ thểchúng".

Nguồn: VietNamNet ngày 21/8/2003

Loài bọt biển này có thể tạo nên đột phá trong công nghệ quang sợi

Loài bọt biển này có thể tạo nên đột phá trong công nghệ quang sợi

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.