Chế biến nhiên liệu dầu diesel sạch từ cây trồng
Trong bài viết trên tạp chí Journal Science, giáo sư James Steenbock Dumesic trường đại học Wisconsin Madison, Hoa Kỳ (UW-Madison) và các đồng nghiệp đã công bố chi tiết bốn giai đoạn xúc tác phản ứng mà hạt ngũ cốc và các nguyên liệu nguồn gốc chứa nhiều carbonhydrate có thể được biến đổi sang dạng chất lỏng hóa học alkane không chứa lưu huỳnh tạo nên chất phụ gia lý tưởng cho phương tiện vận chuyển chạy dầu diesel.
Cùng nghiên cứu có cả các kỹ sư hóa học và các sinh viên tốt nghiệp ngành sinh vật học.
Theo kỹ sư Huber, đây là một quá trình rất hiệu quả. Nhiên liệu sản xuất được chứa 90% năng lượng có trong nguồn nguyên liệu chứa carbonhydrate và hydro. Quá trình chế biến mới có khả năng tạo ra gấp đôi năng lượng mà ngũ cốc tạo ra rượu ethanol.
Khoảng 67% năng lượng cần thiết để chế tạo ethanol được sử dụng trong việc chưng cất và ủ lên men hạt ngũ cốc. Kết quả của sản phẩm ethanol tạo ra 1,1 đơn vị năng lượng cho mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ.
Trong phương pháp chế xuất UW-Madison, lượng chất lỏng alkane cần có sẽ tự động tách ra khỏi nước mà không cần phải đun hay chưng cất. Kết quả là tạo ra 2,2 đơn vị năng lượng cho mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ để chế xuất.
Theo giáo sư Dumesic, nhiên liệu họ tạo ra chứa đáng kể lượng khí hydro. Mỗi phân tử khí hydro sử dụng để biến đổi mỗi nguyên tử carbon trong chất alkane phản ứng lại carbonhydrate mà không bị mất thành phần carbon đóng vai trò là một chất dẫn năng lượng hiệu quả cho phương tiện vận chuyển.
Khoảng 75% lượng khí tạo ra từ thảo mộc và gỗ dạng khô chứa chất carbonhydrate. Bởi phương pháp chế xuất UW-Madison có thể sử dụng nhiều loại chất carbonhydrate chứa rộng rãi trong nhiều loại cây và nhiều bộ phận của cây cho nên nguồn nguyên liệu là rất rộng rãi.
Kỹ sư Huber nói, chi phí cung cấp nhiên liệu sinh học hiện nay có thể bằng hoặc rẻ hơn chi phí dự trữ nhiên liệu xăng dầu. Đây là bước đầu cho thấy một cách sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sinh học.
Nguồn: nhandan.com.vn 6/6/2005