Chất thải của ngành công nghiệp giấy trở thành nguồn nhiên liệu rắn mới
Chinnathan Areeprasert, Peitao Zhao và các cộng sự nhấn mạnh, họat động sản xuất giấy từ việc bốc dỡ và xắt mỏng gỗ đến các bước cuối cùng là nghiền và tinh lọc, tạo ra khối lượng lớn sợi gỗ và các chất thải khác. Việc vận chuyển loại bùn thải này đến các bãi chôn lấp cũng khó khăn vì bùn thải có thể rò rỉ và gây ô nhiễm nước ngầm.
Nhưng gần đây, các nhà khoa học đang nghiên cứu các biện pháp để biến đổi dòng chất thải đang gia tăng trên hành tinh thành các sản phẩm có ích như nhiên liệu và phân bón. Qui trình này được gọi là xử lý thủy nhiệt, sử dụng nhiệt và áp suất để phá vỡ và loại bỏ các thành phần khác nhau của một hỗn hợp. Trong mộtnghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng qui trình xử lý thủy nhiệt để biến nước thải thành nhiên liệu rắn, sạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy qui trình này có thể chuyển đổi bùn từ họat động sản xuất giấy thành nhiên liệu. Nhóm nghiên cứu của ông Areeprasert đã quyết định tìm ra các điều kiện lý tưởng cho qui trình này và thử nghiệm tại một nhà máy thí điểm.
Các tác giả nghiên cứu đã thử nhiều mức nhiệt khác nhau và xác định những điều kiện tối ưu để biến đổi chất thải giấy thành nhiên liệu bằng cách xử lý thủy nhiệt cận. Sản phẩm cuối cùng có thành phần giống than đá. Điều quan trọng là từ nhiên liệu này có thể thu hồi nhiều năng lượng hơn mức cần để sản xuất nhiên liệu. Vì thế, các nhà khoa học đã đi đến kết luận, phương pháp mới sản xuất nhiên liệu vừa bền vững lại vừa có thể thương mại hóa.