Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 16/12/2014 23:05 (GMT+7)

Chai Mặt Trời và một lít ánh sáng

Sáng kiến này dựa trên một nguyên lý rất đơn giản: Chai nước đã qua sử dụng được đổ đầy nước và thêm vào một lượng chlorine theo tỉ lệ nhất định lắp đặt ở mái tôn sao cho một phần của nó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thì phần còn lại tiếp xúc với không gian sống sẽ phát sáng với độ quang phổ tương đương một bóng đèn 55-60W.

Tại Việt Nam, quốc gia thứ 3 tiếp nhận sáng kiến này, đây sẽ là lời giải có giá trị kinh tế cao đối với vấn đề năng lượng của các gia đình thu nhập thấp. Những chai mặt trời này không chỉ cung cấp ánh sáng từ nguồn sáng hoàn toàn miễn phí, giúp mỗi hộ gia đình giảm được khoảng 40% chi phí tiền điện hằng tháng, mà còn giúp giảm nguy cơ cháy nổ, giảm rác thải. giảm lượng phát thải CO 2 hằng năm lên tới 7%, và giảm áp lực lên hệ thống điện lưới của địa phương. Những chai ánh sáng với chi phí đầu tư rất thấp này lại có tuổi thọ khá cao, và với cách lắp đặt rất đơn giản, các hộ dân đều có thể tự thực hiện và tiếp tục nhân rộng với những gia đình quen biết.

Vật liệu chính

Chai nhựa trong đã qua sử dụng có dung tích 1,5 lít chứa đầy nước sạch có pha 1 nắp thuốc tẩy (chlorine).

Miếng tôn rời kích thước 30x30cm (tôn thẳng hay có sóng tùy thuộc vào loại tôn trên mái nhà chuẩn bị lắp đặt)

Hỗn hợp cement đen trộn với keo Dog-66 (keo con chó) 

Lắp ráp

Bước 1: Cắt trên tấm tôn rời đã chuẩn bị một vòng tròn nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2cm so với đường kính lớn nhất của chai nhựa. Để cắt chuẩn, bạn nên chuẩn bị một miếng cắt mẫu hình tròn.

Bước 2: Cắt nhiều đường rãnh dài khoảng 2mm từ mép vòng tròn rồi dùng kềm bẻ ngược các mảnh tôn này hướng lên phía trên để tạo ngạnh

Bước 3: Lồng tấm tôn rời vào chai nhựa từ trên xuống sao cho 1/3 thân chai ở phía trên.  Các ngạnh đã tạo từ bước 2 sẽ giúp ôm lấy phần thân eo chai nước và giữ chặt nó . Quết một lớp hỗn hợp keo – cement vào phần tiếp giáp này.

Bước 4: Quết hỗn hợp keo phủ kín nắp chai nhằm hạn chế tốc độ bốc hơi và bảo quản nắp chai. 

Gắn lên mái nhà

Bước 1:  Cắt một ô vuông nhỏ trên mái nhà tại vị trí muốn lắp đặt mô hình. Diện tích ô vuông nhỏ hơn diện tích của tấm tôn rời và vừa đủ để lắp chai nước nhựa. 

Bước 2: Lắp mô hình vào ô vuông đã cắt, bắt đinh tán vào 4 góc để cố định mô hình vào mái nhà

Bước 3: Quết hỗn hợp keo 4 đường tiếp giáp bảo đảm cho mái nhà không dột vào mùa mưa. 

Vận hành

Ánh sáng mặt trời tỏa xuống không gian sống thông qua chai nước lắp đặt trên mái tôn theo nguyên lý khuếch tán ánh sáng trở thành nguồn chiếu sáng bền vững và không tốn chi phí, với độ quang phổ tương đương một bóng đèn công suất 50-60W.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.