Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 10/09/2005 14:25 (GMT+7)

Cây cải xoong làm đảo lộn lý thuyết về di truyền

Robert Pruitt và các đồng nghiệp của ông thuộc trường Đại học Purdue tại West Lafayette, bang Indiannna, Mỹ đã khám phá ra điều này trong khi nghiên cứu một giống cải xoong có tên là Arabidopsis, loại cải này mang đột biến ở cả hai bản sao một gen có tên là “hothead”. Ở loài thực vật đột biến này, các cánh hoa và các bộ phận khác của bông hoa dính vào nhau một cách khác thường. Do loại cải xoong này truyền gen đột biến sang cây con, theo nghiên cứu di truyền học thông thường, thì chúng cũng sẽ ra hoa khác thường. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu của Pruitt đã tìm thấy khoảng 10% số cây con vẫn ra hoa bình thường.

Sử dụng biện pháp sắp xếp chuỗi gen, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thế hệ thứ hai của loại cải xoong này đã viết lại chuỗi ADN của một hoặc cả hai gen ‘hothead”. Chúng thay thế mã gen đột biến của cây bố mẹ bằng mã gen thông thường của các thế hệ trước nữa. Và khi Nhóm nghiên cứu hàng loạt các gen khác, họ đã phát hiện ra loại cây này cũng thường quay trở lại các gen giống như của đời ông bà trước đó. Phát hiện này làm bối rối các nhà di truyền học. Pruitt và các nhà nghiên cứu khác đang nỗ lực nghiên cứu để giải thích một cách chính xác cây cải xoong có thể viết lại mã gen như thế nào. Để làm được điều đó, họ cần có bản khung mã gen từ thế hệ ông bà mà có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một khả năng có thể xảy ra là loại cây này sử dụng một bản sao của gen nằm đâu đó trong ADN. Tuy nhiên, điều này cũng không chắc chắn lắm, bởi vì Nhóm nghiên cứu thấy rằng cây cải xoong có thể viết lại mã của các gen mà không có bản sao tương tự nào trong hệ gen đó.

Thay vào đó, Pruitt nghi ngờ rằng loại cây này mang một loạt các phân tử ARN (Axit ribonucleic) liên quan chưa được khám phá, chúng hoạt động như một bản sao dự phòng của ADN. Các phân tử này có thể được đưa vào phấn hoa hay hạt giống cùng với ADN và được dùng làm bản mẫu gen để sửa chữa một số gen nhất định. Weigel đồng ý rằng đây có thể là cách giải thích hợp lý nhất. Pruitt suy đoán kiểu sửa chữa gen ở cây cải xoong Arabidopsis trong điều kiện bình thường là rất hiếm gặp. Ông cho rằng chúng tăng mạnh khi gen “hothead” bị đột biến, có thể là do phản ứng của cây khi gặp điều kiện môi trường bất lợi. Thực vậy, quá trình này có thể tồn tại bởi vì nó giúp cho cây cải xoong sống được ở bất cứ đâu trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như khi thiếu nước hoặc chất dinh dưỡng. Sự khắc nghiệt này có thể khiến cho cây quay trở lại mã gen từ các thế hệ ông bà, có khả năng chống chịu tốt hơn so với thế hệ bố mẹ. Để thử nghiệm điều này, Pruitt đang kiểm tra liệu các điều kiện khắc nghiệt có thực sự gây ra hiện tượng tương tự như trên không.

Một quy trình tương tự có thể xảy ra đối với con người. Điều này xảy ra đối với một số trường hợp hiếm gặp ở trẻ em khi thừa hưởng các đột biến gây bệnh nhưng các triệu chứng biểu hiện lại rất nhẹ, có thể là do một số tế bào của trẻ đã lấy lại được mã gen ở trạng thái bình thường và khoẻ mạnh hơn. Nếu con người cũng tự sửa chữa gen của mình theo cách này, Pruitt cho rằng quy trình này có thể sẽ được các nhà nghiên cứu và các bác sĩ ứng dụng một cách hữu ích. Họ có thể sẽ dễ dàng xác định được các phân tử ARN thực hiện việc sửa chữa lỗi gen và dùng chúng để sửa các đột biến có hại cho bệnh nhân.

Nguồn: Nature, 3/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.