Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2013 21:53 (GMT+7)

Câu chuyện đưa người Pháp ở Tam Đảo ra khỏi chiến khu năm 1945

Ở vùng Tam Đảo lúc này đang có một đơn vị vũ trang do Thạch Sơn chỉ huy, hoạt động ởcác làng thuộc huyện Đại Từ, Đổng Hỷ, Phổ Yên (Thái Nguyên), quanh chân núi Tam Đảo, mởthông đườngNam tiến từ khu giải phóng Việt Bắc xuống miền xuôi.Thạch Sơn làngườilớn lên ở Tam Đảo nên rất thông thạođịahình ở đây, chính anh là người đã chủ động bắt liên lạc với các tổ chức cách mạng để thành lập đơn vị vũ trang lúc đầu lấy tên Đội du kích Cao Sơn, sau đổi thành Trung đội giải phóng quân Phạm Hồng Thái.

Tháng tư 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đi dự Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳở HiệpHòa, Bắc Giang, trên đường trở về Thái Nguyên đã cùng đồng chí Chu Văn Tấn ghéthăm đơn vị của Thạch Sơn. Khi biết đơn vịcó ý định tấn công quân Nhật ở Tam Đảo, thì đồng chí dặn dò phải chú ý đến những người Âu đang bị quản thúc tại đây, mà đối tượng cụ thể là những tu sĩ Tây Ban Nha trong đó có cha xứ Gallégo, và nhiều người Pháp khác. Cố gắng vận động lôi kéo họ đứng về phía Việt Minh, cùngta thành lập “Mặt trận nhân dân ĐôngDươngchống phát xít”. Trong số những người Việt ở Tam Đảo, ngoài lính Bảo an binh của chính phủ do Nhật dựng lên, nhưng không được người Nhật tin cậy mà chúng đang có ý định tước vũ khí của họ, còn có nhứng người Việt vốn là cảnh sát và nhân viên của chính quyền Pháp bị Nhật bắt giam sau ngày đảochính. Những người này cùng là đối tượng đượcgiải phóngquân lôi kéo đi theo cách mạng, và đã được sự đồng tình của họ

Trưangày 16 tháng 7, trong khi quân giải phóng đang bao vây áp sát quân NhậtTam Đảo, thì nhận được tin vợ chồng giáo sư người Pháp là Bernard muốn gặp chỉ huy của Việt Minh. Anh Thạch Sơn (Nguyễn Huy Minh) và Kim Sơn (Nguyên Huy Văn) đã bí mật đến tậnnhà ông bà giáo sư để tìm hiểu, ông bà đem cơm nắm cắt từng khoanh chấm với mật ongmời hai người ăn. Hai ông bà cho biết một số người Phápđây đã có quan hệ với Việt Minh, nay muốn được Việt Minh tiếp nhận, nếu cóthể thì xin được bảo vệ đưa ra căn cứ của ViệtMinh rồi từ đó liên lạc với Đồng minh để đưa sang Trung Quốc. Trongnhữngngười đồngý ra đi có các giáo sư trung học, học sinh, sinh viên, có cả quan chức như công sứ Removille, cùng một số công chức nhà băng, nhà đoan của tỉnh Vĩnh Yên.

Cuộc tấn công đồn binh Nhật ở Tam Đảo diễn ra thành công, phần lớn quân Nhật cố thủ trong các biệt thự đã bị tiêu diệt. Lính bảo an và tù nhân được giải cứu, một sô tự nguyện đi theo Giải phóng quân. Riêng những người Pháp tình nguyện đi theo Việt Minh đã được anh Thạch Sơn đưa theo đường rừng dài chừng 5km, qua đường đèo dốc đứng, tự độ cao1.100m xuốngđộ cao 50m, rất khó đi. Chặng đầu tiên dừng lại làLánThan, tức là lò đốt than của người dânkiếm sống. Câuchuyện dọc đường đã được mô tả kỹ trong thư củaôngbà giáo sư Pháp, về câu chuyện ông bàcông sứ Phápcó 1600 đồng Đông Dương khâu trong lần lót áo vét, khi xuống núi đã nhờ một người tù vừa đượcgiảiphóng cầm hộ. Người tù này đã lộ lòng tham lấy số tiền đó, khitrả áokiểm tra thấymất tiềnhọ liền báo cho anh Thạch Sơn biết. Đến trạm nghỉ Thạch Sơn cho tập hợp tất cả bảo an binh và những tù nhân vừa được giải thoát để điều tra vụ việc trên. Người tù đó phải nhận lỗi và trả lại đầy đủ số tiền đã lấy. Ông bà Removille rất cảm động khi nhận lại sô' tiền, và xinngườichỉ huy đừng trừng phạt người đó vì họ cũng vừa mới được giải thoát, chưa hiểu hết lý tưởng của Việt Minh.

Đường đưa những người Pháp đến nơi an toàn còn phải qua nhiều làng, nhiều ngày theo sườnphía đông của dãy Tam Đảo. Đã điqua từ Lán Than đến làng Quán Chu của người Dao (Mán Sơn đầu), qualàng CátNê cua người Kinhxen kẽ với người Tày, rồi các làng Ký Phú, Văn Yên, Yên Rã, Mỹ Trạng Hoàng Nông, Caọ Vân, Văn lãng, Đồng Măng, Đông Cọ, vượt núi qua làng Thanh La, Kim Trân (nay là Hồng Thái) bên hữu ngạn sông Đáy. Đoạnđường đókhi thi xuyên rừng, khi thì qua bờ ruộng, lội suối, băng đèo, rấtvất vả, nhưng được những người Pháp mô tảnhư một chuyến đi kỳ thú. Các cháu nhỏ đã được những người dân địa phương thay nhau cõng hay địu trên lưng. Khi dừng chân đượcđồng bào nhường cho những nhà sàn rộng rãi, ăn uống không phài trả tiền. Với tấm lòng quí mến giải phóng quân, nhiều nơi đồng bào còntư động mang mật ong, trứng gà, trái cây mờibộ đội và những người cùng đi ăn, và quan tâm dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ.

Đoàn được đưa đến Thanh La cách Tân Trào chừng 4km. Trong thời gian dừng chân tại đây ta đã cử hai cán bộ đến gặp họ: một là anh An, một cán bộ vừa từ Trung Quốc về và chị Trần Thị Minh Châu, được giaonhiệm vụ trông nom việc ăn ở của họ.Nhưnggâyấn tượng mạnh nhất là cuộc tiếp xúc với đồng chí Văn (tức Võ Nguyên Giáp). Chínhqua cuộc tiếp xúc đó má họ đã hiểu rõ hơnchủtrươngvà đường lối của Việt Minh, củng cố'thêm nhậnthức của họ đối với cuộc cách mạng Việt Nam. Khi đó ta vừa làm xong sân bay Lũng Cò để liên lạc với Đồng minh, nên dự định sẽ cho người già, phụ nữ và trẻ em đi Côn Minh bằng máy bay, còn những người khỏe mạnh thì sẽ theo đường bộ qua biên giới.

Do tình hình chuyển biến nhanh chóng, cuộc tổng khởinghĩatháng Tám đã giành thắng lợi ở nhiều nơi trong cả nước, nên con đường trở về Hà Nội được khai thông. Những người Pháp ở Tân Trào được đưa về Hà Nội theo đường trong nước, không phải di chuyển sang Trung Quốc nữa. Nhưng bức thư của ông bà Bernard gửi các bạn ở Hà Nội sau đấy được in ra để truyền bá trong cộng đồng người Pháp đang còn bị Nhật qụản thúc ở Hà Nội. Tác động của bức thư đó như thế nào, chúng ta không có thông tin, vì từ đấy về sau không gặp lại những người đó nữa. Nhưng tin chắc rằng, ông bà Bernard, với những tình cảm đã dành cho Việt Minh thể hiện trong lá thư, sẽ vẫn là những người tiếp tục đấụ tranh để chống lại cuộc chiến tranh “bẩn thỉu” củathực dân Pháp ở ĐôngDương.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.