Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 17/03/2017 20:16 (GMT+7)

Cần thúc đẩy thực hiện lộ trình ngừng sử dụng amiang tại Việt Nam

Amiang là nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm từ tấm lợp, ống thoát nước, vách ngăn cách nhiệt, vỏ bọc cho các thiết bị chịu nhiệt độ cao, má phanh. Hầu hết lượng amiang tại Việt Nam được sử dụng trong sản xuất tấm lợp phi-prô xi-măng, còn lại được phối trộn trong sản xuất má phanh xe hạng nặng, vật liệu bảo ôn cho lò hơi, đường ống dẫn hơi nước. Amiang màu đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu thông từ cách đây 20 năm. Amiang trắng là loại sợi amiang duy nhất còn tiêu thụ thương mại trên thị trường hiện nay.

Theo số liệu tại hội thảo, amiang là chất gây ung thư nghề nghiệp nguy hiểm nhất ước tính gây ra 50% số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiang vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người…Tổ chức Lao động Quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng quan điểm này. Theo một thống kê của WHO, năm 2008 giá trị kinh tế sản xuất amiăng mang lại là 802 triệu USD, trong khi chi phí điều trị bệnh do amiăng là 2,4 tỷ USD (gấp ba lần). Vì vậy, chấm dứt sử dụng là biện pháp hiệu quả nhất để dự phòng các bệnh liên quan đến amiang.

Ông Phillip Hezelton, Điều phối chiến dịch loại bỏ các bệnh liên quan đến amiang, Union Aid Abroad – APHEDA, cho biết đến nay đã có 60 nước cấm sử dụng amiang, năm 2018 sẽ có thêm Canada, một trong 5 nước sản xuất amiang nhiều nhất thế giới, gia nhập danh sách này.

Việt Nam luôn đứng trong top 10 nước tiêu thụ amiang nhiều nhất thế giới. Hầu hết amiang sử dụng cho nhu cầu trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài, trung bình hàng năm lượng amiăng tiêu thụ khoảng 60 000 tấn/năm.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo tại công văn 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất amiang trắng và lộ trình dừng sử dụng amiang vào năm 2020. Trước đó, theo Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất amiang trắng, thực hiện chuyển đổi dần việc sử dụng các loại sợi thay thế và xây dựng lộ trình giảm dần tiến tới chấm dứt việc sử dụng sợi amiang trắng trong sản xuất vật liệu lợp, đáp ứng các tiêu chí an toàn về vệ sinh, môi trường.

TS Phan Tùng Mậu, Phó Chủ tịch VUSTA, cho biết ngày 6/10/2014 có văn bản số 731/LHHVN-TCCB gửi Thủ tướng Chính phủ nêu các khuyến nghị của các tổ chức xã hội đóng góp cho Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiang, ủng hộ chủ trương của Chính phủ về lộ trình ngừng sản xuất amiang. Tuy nhiên, đến nay kế hoạch thực hiện chủ trương này vẫn ở trong giai đoạn dự thảo.

Theo ông Mậu, hội thảo lần này nhằm làm rõ hơn tác hại của amiang đến cuộc sống, tìm vật liệu thay thế, thông tin rộng rãi hơn để người dân hiểu đúng về tác hại của amiang, từ đó ngừng sử dụng amiang và sản phẩm từ amiang.

Tại hội thảo, TS Đỗ Quốc Quang, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ, Bộ Công thương, thông tin về một số dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước tấm lợp không amiang. Tuy nhiên theo ông Quang, mặc dù Nhà nước đã có chủ trương sẽ dừng sử dụng amiang nhưng Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam vẫn thể hiện quan điểm sử dụng amiang ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó, thông tin về sản phẩm không amiang hiện còn rất thiếu minh bạch (độ bền, khả năng công nghệ, giá thành…) và còn thiếu sự phối hợp về thông tin giữa các đơn vị nghiên cứu, sản xuất, đơn vị quản lý, người làm chính sách, truyền thông và dư luận xã hội.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, phải nghiêm túc thực hiện đúng lộ trình dừng sử dụng amiang vào năm 2020 với kế hoạch hành động cụ thể.

TS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đào tạo và phát triển cộng đồng, thành viên Ban thường trực hành động VN-BAN, cho biết, tại Hội nghị toàn thể thành viên 3 công ước Basel, Rotterdam, Stockholm lần thứ 8 (COP7) sẽ diễn ra vào tháng 5/2017 tại Geneva, Thụy Sỹ, nhóm các tổ chức xã hội cần có đại diện tham dự và hoạt động tích cực để Việt Nam không nằm trong nhóm nước “mất vệ sinh” như truyền thông quốc tế đã nêu tại COP7 (năm 2015). Ông Tuấn cũng đề nghị cần có sự minh bạch thông tin về kết quả tham gia COP8 của đoàn Việt Nam và sự vào cuộc của giới truyền thông trong nước.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.