Cần Thơ: Phát huy hơn nữa công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Quá trình hoạt động TV,PB&GĐXH sẽ cung cấp kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích,đánh giá,kiến nghị cho tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Đồng thời đưa ra nhận xét,đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và cácđiều kiện đã qui định hoặc thực trạng đặt ra. Mặt khác, qua đó xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể.
Trong thực tế nơi nào thực hiên tốt công tác TV,PB&GĐXH thì nơi đó đều mang lại hiệu quả kinh tế, chính trị to lớn. Tai Cần Thơ, từ khi có chủ trương chính sách đến nay(đã 16 năm) cơ quan chức năng chưa được thực hiện công tác TVPB các dự án xây dựng, nên chúng tôi không có số liệu để phân tích, chứng minh,nhưng qua số liệu của các tỉnh ban thì rõ ràng hậu quả hoặc hiệu quả nhãn tiền, là bài học xương máu cho các nhà quản lý.
Tại TP. Hồ Chí Minh, do không tôn trọng ý kiến tư vấn nên trong quá trình thi công nạo vét kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè,hậu quả là 2 robot bị chìm dưới lòng kênh mà không thể trục vớt, làm thiệt hại nhiều trăm triệu đồng. Tại tình Cà Mau, dự án xẻ rừng xây dưng đê Biển Đông, phân lô khép kín vùng rừng ngập mặn, với số vốn gần 10.000 tỷ đồng. Nhờ có những luận điểm khoa học và thực tiễn chứng minh những bất cập và tác hại nếu thực hiện, do đó UBND Tỉnh đã không phê duyệt cho thực hiện.Dự án tái định cư khu vực rừng Tràm với khái toán là 18.000 tỷ đồng, nhờ có sự tư vấn,phản biện,nên giảm được 5.000 tỷ đồng.Đây là những con số biết nói về hiêu quả kinh tế- chính trị to lớn…Nhiều địa phương khác nhờ có ý kiến tư vấn phản biện cũng đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
Tìm hiểu ở Cần Thơ, được biết có công trình xây dựng bờ kè có chiều dài lên đến 70m khi thi công đã bị sụt lở. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính là không khảo sát cụ thể về vấn đề thổ nhưỡng, thủy văn… Tương tự dự án trên, dự án bờ kè cầu Trà Niền dài 50m cũng bị sạt lở 2 lần; Kè Ninh Kiều gần nhà lồng chợ cổ cũng bị sạt lở khi thi công. Nhiều nhà khoa học này cho rằng, nếu có sư tôn trọng qui trình thiết kế, các định mức kinh tế kỹ thuật và đặc biệt là phải có ý kiến tư vấn phản biện thì chắc chắn công trình đó không bị sụt lở đó.
Từ những phân tích trên cho thấy, những bất cập, hậu quả và hiệu quả khi ý kiến tư vấn đươc tôn trọng hoặc không được tôn trọng. Thiết nghĩ, vì lợi ích chung, các công trình, dự án xây dựng không nên né tránh những ý kiến tư vấn, phản biện.
Là cơ quan tham mưu, giúp cấp ủy và chính quyền thành phố đưa các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương và địa phương đi vào cuộc sống, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cần làm việc cụ thể với các cơ quan chức năng, đề xuất với UBND thành phố cần phê duyệt những công trình xây dựng cần có sự tham gia tư vấn, phản biện của các nhà khoa học, những ý kiến nhận xét, đánh giá sát thực để hạn chế những thiệt hại cho dù đó là kinh phí cuả chủ đầu tư (bên A, hay nhà thầu - bên B).
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo, cảnh báo bằng các cụm pa nô… để các cơ quan quản lý cũng như các cử tri thành phố biết nhằm có tiếng nói tác động, thúc đẩy việc thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cũng là thực hiện cơ chế dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Bên cạnh đó, phải đa dạng hóa công tác tuyên truyền khác như: biên soạn các tờ rơi hỏi đáp về tác dụng, tác hại trong việc thực hiện hay không thực hiện TV, PB&GĐXH. Phổ biến nhiều kỳ trên báo Cần Thơ và phối hợp với đài phát thanh và truyền hình thực hiện phát hình, phát thanh về sự cần thiết của công tác TV, PB&GĐXH.
Mặt khác, cũng nên tổ chức học tập kinh nghiệm của các địa phương đã làm tốt công tác này. Đoàn đi nên có lãnh đạo các cơ quan chức năng quản lý và các đơn vị thực hiện công trình, dự án cùng đi.
Với nhiều phương thức, giải pháp như vậy, chác chắn công tác TV, PB&GĐXH tại Cần Thơ sẽ có sự khởi sắc, góp phần chống lãng phí, tham nhũng./.