Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 12/11/2020 17:53 (GMT+7)

Cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức KH&CN

Ngày 11/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Đề xuất giải pháp tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức KH&CN ngoài công lập tham gia hoạt động phản biện xã hội hiệu quả”. Ông Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

Ông Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam

Theo báo cáo đề dẫn, ông Nguyễn Quyết Chiến – Trưởng ban Tổ chức và Chính sách hội, Liên hiệp Hội Việt Nam biết, để tạo điều kiện thu hút trí thức KH&CN tham gia đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ khi có Nghị định số 35-HĐBT ngày 28/1/1992 đến nay, hàng nghìn tổ chức KH&CN ngoài công lập ở nước ta đã được thành lập và hoạt động. Trong đó, riêng Liên hiệp Hội Việt Nam, từ năm 1992 đến nay đã thành lập 530 tổ chức KH&CN, chiếm khoảng 58% số tổ chức KH&CN thuộc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN. Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã tham gia tích cực vào công tác xã  hội hóa hoạt động KH&CN, Giáo dục và Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phổ biến kiến thức, bảo vệ môi trường, thực hiện dịch vụ công, XĐGN, PBXH.

Ông Nguyễn Quyết Chiến – Trưởng ban Tổ chức và Chính sách hội, Liên hiệp Hội Việt Nam

Tuy nhiên, theo ông Chiến hiện nay các tổ chức KH&CN ngoài công lập mặc dù tham gia rất tích cực vào nhiều hoạt động PBXH, nhưng vẫn hoạt động chủ yếu mang tính gián tiếp thông qua Liên hiệp Hội Việt Nam. Vì do chưa có những quy định pháp luật cụ thể và chưa hoàn thiện thiết chế PBXH đối với các tổ chức KH&CN ngoài công lập, nên các quy định hiện nay chưa thực sự tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự tham gia một các độc lập, khách quan của các tổ chức KH&CN ngoài công lập.

Theo ý kiến của bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, qua khảo sát nhanh các tổ chức KH&CN trực  thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, có thể thấy, hiện nay, chỉ có một số rất ít tổ chức KH&CN tham gia vào cung ứng dịch vụ công. 28/460 tổ chức, chiếm khoảng 6% số tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.

Bà Bùi Kim Tuyến – Trưởng ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam

Theo bà Tuyến thì vẫn còn một số khó khăn cho các tổ chức KH&CN khi triển khai dịch vụ công, đó là: Tổ chức thiếu hoặc yếu về nhân lực; thiếu hoặc yếu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí; cơ chế, chính sách Nhà nước và môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ công.

Đối với vấn đề nhân lực, đây là một trong những khó khăn khá điển hình của các tổ chức KH&CN. Phần lớn các tổ chức KH&CN ngoài công lập có quy mô nhỏ, với bình quân 9-10 người/1 tổ chức và được bố trí ở nhiều bộ phận khác nhau. Để triển khai công việc một cách có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, các tổ chức KH&CN phải sử dụng chuyên gia, cán bộ làm việc kiêm nhiệm.

Đối với vấn đề cơ sở vật chất và trang thiết bị, triển khai thực hiện dịch vụ công, cũng đồng nghĩa với làm các công việc của nhà nước giao và được nhà nước trả tiền từ ngân sách nhà nước để triển khai dịch vụ. Cùng với quy mô tổ chức nhỏ thì cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc cũng bị hạn chế. Điều này dẫn đến khó khăn nhất định nếu đơn vị tham gia đấu thầu. Thực tế cho thấy, chỉ một số ít tổ chức KH&CN tiếp cận được với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để triển khai dịch vụ công. Nhiều tổ chức phải tìm kiếm ngân sách từ các nguồn khác nhau để tham gia xã hội hóa dịch vụ công. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị chưa nhân được sự đặt hàng thường xuyên của cơ quan nhà nước.

Đối với vấn đề cơ chế, chính sách của nhà nước, đây là khó khăn lớn nhất đối với các tổ chức ngoài công lập khi tham gia cung ứng dịch vụ công. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhà nước chưa có quy hoạch về phân cấp quản lý và lộ trình chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức ngoài công lập để buộc các cơ quan quản lý nhà nước phải chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức ngoài nhà nước nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Nhà nước chưa có chính sách thực sự khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức ngoài công lập tham gia vào các hoạt động chuyển giao dịch vụ công. Điều này dẫn đến các tổ chức  KH&CN dù có muốn, nhưng cũng khó và hầu như không thể tiếp cận dịch vụ công.

Các đại biểu phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến các tổ chức KH&CN còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Chính vì thế, theo các đại biểu cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức KH&CN trong tư vấn và đóng góp chính sách.

Về tài chính, tạo sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn tài chính thông qua chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức KH&CN; Cần xây dựng khung thuế cho tổ chức KH&CN và khu vực phi lợi nhuận; Sửa đổi, ban hành các chính sách nhằm huy động nguồn tài trợ không hoàn lại: Nghị định 56, Nghị định 80, Quyết định 06; Chính phủ và các bộ ngành địa phương cần có cơ chế đối thoại, tiếp nhận, phản hồi những đóng góp về chính sách của các tổ chức KH&CN.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững
Sáng ngày 12/5, tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025.
Vusta ký kết chương trình hợp tác nhằm phát huy trí tuệ của trí thức
Sáng 11/3, tại Hà Tĩnh, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ IV (khóa I) mở rộng. Tại hội nghị, Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta), Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2025 – 2030.
Công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ Cơ quan Trung ương LHHVN
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể Trung ương, LHHVN thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đối với Cơ quan Trung ương LHHVN. Các quyết định về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đã được công bố tại hội nghị được tổ chức vào sáng 3/3 tại trụ sở LHHVN.

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...