Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/11/2023 11:04 (GMT+7)

Cần có những giải pháp thúc đẩy sinh vật cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái

Ngày 3/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao.

Tham dự Hội thảo có PGS.TS Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Bùi Văn Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai; ông Lê Thanh Tùng - Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam; các đại biểu đại diện Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội nông dân tỉnh và các hội sinh vật cảnh, công ty môi trường đô thị trên địa bản tỉnh Lào Cai.

tm-img-alt

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam  - Phạm Quang Thao cho biết, sinh vật cảnh là một ngành kinh tế sinh thái mang lại hiệu quả cao và là một lĩnh vực kinh tế đã được quy định trong Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Với nhiều thế mạnh tự nhiên, địa hình, sinh thái, khí hậu, nhân lực, Việt Nam là quốc gia rất có tiềm năng phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn và kinh tế sinh vật cảnh, trong đó thế mạnh rất lớn về phát triển hoa cảnh, cây cảnh, cây bóng mát. Nhiều tỉnh, thành phố đã nhận thức, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của sinh vật cảnh để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều địa phương đã quy hoạch, hình thành các vùng chuyên canh, làng nghề sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh.

Theo PGS.TS Phạm Quang Thao, đây là lần đầu tiên Liên hiệp Hội Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp Hội một số tỉnh, thành phố và các hội thành viên tổ chức chuỗi hoạt động phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao, tạo diễn đàn trao đổi chia sẻ những kiến thức ban đầu về chuyển đổi, nuôi trồng phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát, phát triển kinh tế từ sinh vật cảnh. Từ kết quả bước đầu của chuỗi hội thảo phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao được tổ chức tại một số tỉnh, thành phố, Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ có những giải pháp hỗ trợ giới thiệu chuyên gia, kết nối chuyển giao công nghệ, xây dựng chiến lược phù hợp với từng địa phương trong lĩnh vực phát triển cây sinh vật cảnh, cây bóng mát có giá trị kinh tế.

tm-img-alt

PGS.TS Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu chỉ đạo Hội thảo

tm-img-alt

Ông Bùi Văn Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai

Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cho biết, trong nhiều năm hoạt động của Sinh vật cảnh Việt Nam đã đóng góp một phần vô cùng tích cực cho bức tranh phát triển nông thôn về kinh tế, văn hóa, đặc biệt về 19 tiêu chí Nông thôn mới. Không chỉ phát triển trong phạm vi đất nước, ngành sinh vật cảnh còn tham gia các hoạt động quốc tế, tổ chức Festival Bonsai & Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15…

tm-img-alt

Ông Nguyễn Hữu Vạn - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam

Theo Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, có 3 điểm rất tiềm năng để phát triển sinh vật cảnh: Thứ nhất về thế mạnh tự nhiên, địa hình, địa vật, sinh thái của Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung, sinh vật cảnh nói riêng. Yếu tố thứ hai về con người, người Việt Nam rất khéo léo, sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh với xu hướng, ứng dụng công nghệ. Yếu tố thứ 3, đó là có thị trường nội địa đô thị hóa. Tiếp đó, để thúc đẩy sinh vật cảnh trở thành một ngành kinh tế sinh thái, cần những giải pháp để củng cố, phát triển tiếp công tác Hội, hệ thống Hội, tăng cường phối hợp với ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương để triển khai định hướng chiến lược đưa sinh vật cảnh là 1 trong 7 ngành kinh tế trụ cột của nông thôn.

Lào Cai là một trong những địa phương rất thuận lợi cho phát triển sinh vật cảnh. Hội Sinh vật cảnh tỉnh Lào Cai được thành lập năm 2013, hiện hội có 10 Chi hội trực thuộc, với 350 hội viên. Trên địa bàn tỉnh hiện có Công ty Cổ phần môi trường đô thị tỉnh Lào Cai và 45 nhà vườn vừa và nhỏ đang kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát, hoa Phong lan ở thành phố và các huyện, thị xã. Tuy nhiên, phát triển kinh tế cây cảnh, cây bóng mát tại địa phương được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, do đó cần có những giải pháp thúc đẩy sinh vật cảnh Lào Cai thực sự trở thành một ngành kinh tế sinh thái.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được phổ biến kiến thức về vai trò của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam với phát triển ngành kinh tế sinh thái sinh vật cảnh; thực trạng nghiên cứu, sản xuất phát triển hoa, cây cảnh; tiềm năng phát triển và đưa ra một số giải pháp để phát triển kinh tế sinh vật cảnh góp phần nâng cao hiệu quả cơ cấu cây trồng, phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; một số điểm mới trong lĩnh vực phát triển cây cảnh, cây bóng mát trên địa bàn tỉnh Lào Cai; một số chủng loại hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao; giải pháp phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai…

tm-img-alt

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo

Hội thảo phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Lào Cai là hoạt động nằm trong chuỗi Hội thảo do Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và các tỉnh, thành trong cả nước tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, nhằm phát triển sinh vật cảnh thành kinh tế sinh thái có giá trị cao, thúc đẩy sự gắn kết, phối hợp trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, phát triển cây bóng mát và cây sinh vật cảnh, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp cân bằng hệ sinh thái, tạo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).