Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/02/2020 23:21 (GMT+7)

Cần bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong thực phẩm

Kể từ ngày Nghị định 09/2016/NĐ-CP ngày 28-1-2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm có hiệu lực, cũng chừng đó thời gian doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm phải theo đuổi kiến nghị sửa đổi quy định này.

PGS.TS. Bùi Thị An, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường (Ảnh st)

Theo Bộ Y tế, việc quy định phải bổ sung vi chất dinh dưỡng như thêm chất iốt vào muối iốt; tăng chất sắt, kẽm vào bột mì; tăng cường vitamin A vào dầu thực vật… là nhằm ngăn ngừa nguy cơ về những căn bệnh có thể phát sinh do thiếu các chất trên, như bướu cổ, chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng ở người trưởng thành, không cải thiện tầm vóc con người…

Trong quá trình chuẩn bị và triển khai thì rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh, điển hình tập trung vào như muối I ốt, theo phía doanh nghiệp cho rằng I ốt không còn tồn tại trong sản phẩm thực phẩm cuối sau quá trình chế biến hoặc gây ra thay đổi các đặc tính cảm quan của sản phẩm (biến màu, biến mùi, biến đổi chất lượng...); Rất nhiều sản phẩm thực phẩm đã có sẵn I-ốt trong thành phần sản phẩm do nguyên liệu tự nhiên của sản phẩm đó đã có sẵn I-ốt, do đó, không cần sử dụng muối có I-ốt để tránh gia tăng thêm chi phí sản xuất và tạo ra hàm lượng I-ốt cao thành thành phẩm; Các nước nhập khẩu không yêu cầu sử dụng muối I-ốt nên gây khó khăn trong quá trình sản xuất, xuất khẩu.

 Đối với mỳ ăn liền xuất khẩu, các nước nhập khẩu không yêu cầu bổ sung vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm này, vì thế không thể sử dụng chung một nguyên liệu bột mì có tăng cường sắt và kẽm để vừa sản xuất sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu. Dẫn đến phải tổ chức sản xuất riêng với 02 loại bột mì, tốn kém nhiều thời gian, phát sinh thêm chi phí công tác vệ sinh, quản lý việc xuất nhập, tăng chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp đã tham gia dự án toàn quốc đã sản xuất các loại gia vị tăng cường vi chất dinh dưỡng như nước mắm, xì dầu tăng cường sắt; hạt nêm tăng cường sắt, kẽm, vitamin A, dầu ăn tăng cường vitamin A…

Hiện nay vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm ở mức đáp ứng khoảng 15 - 30% nhu cầu khuyến nghị cho người Việt. Vì vậy, người tiêu dùng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm này hàng ngày. Với liều lượng tăng cường như vậy, các sản phẩm hầu hết an toàn cho người sử dụng và có tác dụng dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, vẫn cần phải ăn thêm các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng khác để đáp ứng nhu cầu cơ thể.

Vi chất dinh dưỡng hỗ trợ phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ cho trẻ em với tiềm năng hiện có. Vi chất dinh dưỡng cũng cần thiết cho sức khoẻ, khả năng lao động và học tập ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, người tiêu dùng, các bà nội trợ nên tập thói quen đọc hiểu nhãn mác của thực phẩm để lựa chọn các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả gia đình.

Bên cạnh những ý kiến của doanh nghiệp trong việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP thì các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nhà khoa học trong lĩnh vực dinh dưỡng và an toàn thực phẩm rất ủng hộ.

Điển hình nhất đó là Trung tâm Thông tin Tổ chức Phi Chính phủ đã tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; Bổ sung vi chất vào thực phẩm; Giải pháp hiệu quả phát triển toàn diện bền vững… và tại hội thảo, nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia về dinh dưỡng đã đưa ra các ý kiến đóng góp rất thiết thực đối với việc thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP.

Theo ý kiến của bà Trần Khánh Vân - Phó phòng Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, những điểm mấu chốt nhằm đảm công bằng đối với doanh nghiệp, công bằng đối với người sử dụng các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, để Nghị định 09 nhanh đi vào cuộc sống:  Thứ nhất, quy định, chính sách của nhà nước. Thứ hai, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất cũng như là phân phối các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Thứ ba, người tiêu dùng phải là người tự nguyện có ý thức với sức khỏe của mình để lựa chọn sử dụng các sản phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Trên thực tế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều không ngại về thiếu công nghệ hay quy trình sản xuất sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, nhưng họ sợ một vấn đề là không công bằng. Không công bằng khi một doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, nhưng các doanh nghiệp khác không thể hiện, họ tốn nhiều chi phí hơn nhưng người tiêu dùng lại không nhận thức đúng, lại không mua những sản phẩm có tăng cường vi chất mà lại mua các sản phẩm không thêm vi chất dinh dưỡng, bà Vân cho biết.

Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ảnh st)

Còn theo bà Ngô Thị Minh - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ, để đạt được mục tiêu nghị định 09, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Theo đó, phải đa dạng hóa truyền thông, tạo một trang web chính thống tuyên truyền về vấn đề này.Cần đưa thông tin tuyên truyền về vấn đề này vào giờ vàng. Phải tập trung tuyên truyền những nội dung của Nghị định 09 để người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của vấn đề này, tránh chung chung gây lãng phí. Cùng với đó là có chế tài phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Đối với vùng sâu, vùng xa phải có sự quan tâm riêng. Chúng ta có đề án cho 1.000 ngày đầu đời, nhưng 1.000 ngày là tính từ lúc trong bào thai. Do đó, việc thực hiện phải hiệu quả, đúng đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng chính sách của nhà nước.

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trong phát triển toàn cầu và là giải pháp đã được các tổ chức quốc tế khuyến nghị để thanh toán thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp trung hạn, hiệu quả cao, chi phí thấp để tăng lượng dưỡng chất vào cơ thể mà không cần phải thay đối thói quen ăn uống hoặc cần tới nguồn ngân sách lớn của quốc gia. Hiện đang có 167 quốc gia quy định bổ sung i ốt vào muối, trong đó 98 quốc gia quy định bắt buộc dùng muối i ốt cho thực phẩm chế biến, 92 quốc gia quy định bổ sung sắt, kẽm vào bột mì và 36 quốc gia quy định bổ sung vitamin vào dầu ăn.

TS. BS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho rằng,  mặc dù vi chất dinh dưỡng rất nhỏ nhưng quyết định sự phát triển và sinh lý, trí thông minh, phát triển của con người, vì vậy vi chấ rất quan trọng. Chiều cao hay sức mạnh của chúng ta chỉ là bề nổi, còn tác động rất sâu, tác động rất rộng lớn là sự suy giảm trí tuệ mà chúng ta không thể đơn giản nhận ra được. Những tổn thương về não bộ, ví dụ như i-ốt, i-ốt là một chất rất quan trọng cho tổng hợp hooc-môn của tuyến giáp, hooc-môn của tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, đặc biệt là hình thành, phát triển hệ thần kinh trung ương. Thiếu i-ốt thì người mẹ khi mang thai hay em bé khi sinh ra sẽ bị ảnh hưởng tới não bộ, suy giảm trí thông minh của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, điều mà chúng ta hay nhìn thấy chỉ là bướu cổ, trong khi bướu cổ chỉ là hậu quả rất nhỏ trong tổng thể sự phát triển của con người. Ngoài ra, các vi chất khác như vitamin A, kẽm, sắt cũng hết sức quan trọng

Hiện nay không chỉ trẻ em và người lớn, thậm chí những người lớn tuổi chỉ bổ sung canxi mà quên mất vitamin D. Vitamin D rất quan trọng để chuyển hóa canxi thành xương. 

Khi chúng tôi thực hành lâm sàng, các em gái ở tuổi dậy thì thiếu sắt vô cùng nghiệm trọng, mà chúng ta quên không quan tâm bổ sung.

Các yếu tố vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển của con người, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đối với trẻ em, đó là những đối tượng chúng ta phải quan tâm bổ sung, để cải thiện không chỉ chiều cao, sức mạnh mà còn về trí tuệ để không ảnh hướng tới cả thế hệ tương lai của đất nước.

Làm thế nào để phòng, chống được việc thiếu vi chất dinh dưỡng? Đây là việc mà chúng ta đã thực hiện rất nhiều, chính là bổ sung trực tiếp vào nguồn thực phẩm mà chúng ta lựa chọn, để làm sao phổ biến nhất, dễ sử dụng nhất. Ví du: iot hiện chúng ta lựa chọn nguồn muối vì ai cũng phải sử dụng muối, không ai dùng quá nhiều được và muối hiện nay cũng là rẻ nhất. Tương tự các vi chất khác bổ sung vào bánh mỳ hay các loại thực phẩm khác… đây là biện pháp rất quan trọng đã được nêu trong Nghị định 09, nghị định không chỉ đưa ra định hướng để chúng ta phòng chống được việc thiếu vi chất mà còn đảm bảo một cách bền vững.

Ngoài ra, để người dân quan tâm đến việc bổ sung vi chất dinh dưỡng thì quan trọng nhất chính là truyền thông. Truyền thông giúp cho người dân hiểu rõ tác hại của thiếu vi chất, để người dân biết các biện pháp phòng tránh, như cách sử dụng muối i-ốt, các loại gia vị mặn có i-ốt…Ngoài tác hại, cách sử dụng an toàn những sản phẩm đó liệu có tác dụng phụ gì không, ảnh hưởng gì tới sức khỏe, cũng phải được truyền tải tới cho người dân.

Công tác truyền thông để người dân biết được tác dụng cũng như tác hại của phòng chống thiếu các vi chất là rất quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Đa dạng hóa các sản phẩm để giúp người dân hiểu rõ hơn, dễ sử dụng hơn. Cùng với đó, các cơ quan chính quyền cũng phải giám sát chất lượng của những sản phẩm đó.

Còn đối với y kiến của PGS.TS. Bùi Thị An, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và phát triển cộng đồng cho biết, Tôi có thể khẳng định rằng, bổ sung vi chất vào thực phẩm là vấn đề nghe vi mô, nhưng thực chất đây lại là vấn đề vĩ mô và có tầm ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, đây còn là “giải pháp gốc” quyết định đến việc phát triển con người - yếu tố quyết định phát triển kinh tế, xã hội bền vững của Việt Nam.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu, chúng ta phải cạnh tranh bằng trí tuệ chứ không phải bằng lợi thế lao động giá rẻ. Tuy nhiên, muốn có trí tuệ thì trước tiên phải khỏe về thể chất.

Thực tế, sau 60 năm bóng đá Việt Nam mới có Giải vàng Sea Game. Có được điều đó, ngoài tài năng của huấn luyện viên Park Hang Seo còn do thể hình, thể chất, trí lực của tuyển Việt Nam được nâng cao. Vậy làm thế nào để thực hiện tốt vấn đề này? Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là vấn đề chính sách. Chính sách đưa ra phải có tính hiệu quả, tuyên truyền dễ và khả thi khi thực hiện. Khi người dân nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, thì nghị định sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống và người tiêu dùng sẽ có lựa chọn đúng. Ngoài ra chúng ta cũng cần tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rằng, sinh ra những người con khỏe mạnh là trách nhiệm. Thêm vào đó, chúng ta cũng nên có chế tài khuyến khích các địa phương, cơ quan đoàn thể thực hiện tốt vấn đề này.

Tôi tin rằng, với sự tận tâm, quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan chức năng và cả cộng đồng cùng vào cuộc thì vấn đề bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm sẽ được thực hiện thành công. Thực chất, đây là vấn đề vận động để cho người dân có thói quen tốt. Muốn có thói quen tốt trước hết phải tuyên truyền cho họ những hành vi tốt. Đặc biệt, với các cơ sở sản xuất thực phẩm có bổ sung vi chất thì Nhà nước nên có chính sách khuyến khích thực hiện tốt vấn đề này.

Ngoài ra, theo bà An, để thực hiện tốt Nghị định 09, chúng ta nên hỗ trợ, phát miễn phí cho những người tiêu dùng thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Mặt khác, cũng cần kiểm tra, giám sát công bằng, công khai đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thức ăn sẵn trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ. Thêm vào đó, cần có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng chính sách thuế hoặc ưu đãi về mặt bằng sản xuất… cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng này.

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân Việt Nam. Trong điêu kiện kinh tế - xã hội và mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp tối ưu nhất vì ngoài ưu điểm chi phí thấp, sử dụng thuận tiện còn có thể kết hợp công - tư, trong đó nhà nước phê duyệt chính sách phù hợp cá nhân và cơ sở sản xuất thực phẩm sản xuất và phân phối các thực phẩm tăng cường vi chât dinh dưỡng và người tiêu dùng tự chi trả cho các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi ích cho sức khỏe.

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ sẽ quyết định sự phát triển chiều cao và sự trưởng thành sau này của đứa trẻ. Vì vậy, cần phải tập trung bổ sung dinh dưỡng trong quãng thời gian này đối với cả bà mẹ và trẻ em. Hiện nay các bà mẹ cũng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cấp phát các vi chất cho các bà mẹ uống để khi sinh con, bảo đảm khi sinh trẻ được an toàn, không thiếu vi chất dinh dưỡng.

Về vấn đề bổ sung vi chất vào thực phẩm, hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện theo khuyến cáo và hỗ trợ của tổ chức Y tế thế giới. Việc lựa chọn các sản phẩm như: muối hay dầu ăn, thì đây chính là những sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, bất kỳ người dân nào đều sử dụng đến và không ai dùng nhiều quá mức. Đây là chiến lược toàn cầu và Việt Nam đã đi đúng xu hướng của thế giới để đảm bảo sức khỏe của người dân. Sản phẩm tốt, chi phí thấp, dễ sử dụng và ở đâu cũng phải có thì người dân mới có thể tiếp cận một cách dễ dàng, theo đúng định hướng của thế giới, chi phí thấp – hiệu quả cao.

Để hạn chế thiếu vi chất dinh dưỡng, Việt Nam cần phải triển khai trên tất cả các tỉnh thành như bổ sung vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy bổ sung vitamin A làm giảm 23% nguy cơ tử vong ở trẻ 6 – 5 tuổi. Từ 1988, Bộ Y tế đã triển khai Chương trình phòng chống thiếu vitamin A và bệnh khô mắt. Hoạt động chính là tổ chức Chiến dịch uống vitamin A liều cao đại trà 2 lần trong năm cho tất cả trẻ 6 – 36 tháng tuổi hoặc 6 – 59 tháng tuổi đối với các tỉnh thành khó khăn, vùng sâu vùng xa theo phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, chương trình còn bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ ngay sau sinh. Tình trạng thiếu vitamin A đã cải thiện đáng kể, tỉ lệ thiếu vitamin A các thể lâm sàng đã hạ thấp dưới ngưỡng qui định của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên, thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng vẫn còn phổ biến. Vì vậy, bổ sung vitamin A cho các đối tượng nguy cơ cần được tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Bổ sung viên sắt bằng đường uống cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng đã được triển khai, tỉ lệ thiếu máu trong cộng đồng có xu hướng giảm trong các năm qua nhưng vẫn có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở mức trung bình. 

Bổ sung vi chất vào thực phẩm: Từ năm 1994, thực hiện Quyết định số 481/TTg ngày 8/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và vận động toàn dân sử dụng muối iốt, sau 10 năm triển khai chương trình, năm 2005, tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng đã giảm đáng kể, tỉ lệ bướu cổ ở trẻ 8 – 10 tuổi từ 22,4% giảm còn 3,5%, tỉ lệ sử dụng muối iốt đạt 92,3%. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng thiếu iốt đang có xu hướng quay trở lại, tỉ lệ sử dụng muối iốt giảm đáng kể, nồng độ iốt niệu xuống thấp ở mức báo động. Ngoài ra, thói quen sử dụng gia vị mặn để chế biến thức ăn của người dân đã thay đổi, người dân thường xuyên dùng nước mắm, hạt nêm, bột canh trong chế biến thức ăn hàng ngày là một trong những nguyên nhân tác động đến mức iốt niệu thấp dưới mức phòng bệnh. Nghiên cứu công nghệ bổ sung iốt vào nước mắm, hạt nêm là nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện giúp cải thiện tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng. Năm 2014, Trung tâm Dinh dưỡng đã nghiên cứu thành công công thức bổ sung iốt vào hạt nêm và đã được ứng dụng công nghệ vào sản xuất tạo ra sản phẩm cho thị trường giúp người dân lựa chọn sử dụng. Vitamin A cũng đã được nghiên cứu bổ sung vào trong đường, dầu ăn.

Đẩy mạnh truyền thông, cung cấp kiến thức về phòng chống thiếu vi chất cho người dân cần phải được thực hiện liên tục giúp người dân chủ động, biết cách lựa chọn thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng, đa dạng hóa bữa ăn, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường để nâng cao sức khỏe…, BS.CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chỉa sẻ.

Bài: HT

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.