Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 02/07/2005 00:21 (GMT+7)

Cải tiến thành công máy đập lúa an toàn

Một trong những tai nạn lao động phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp xảy ra từ các máy đập lúa. Trong đó, tổn thương thường gặp nhất là ở mắt do hạt thóc bắn vào (chiếm 62%) và ở bàn tay (20%)... Hầu như mùa gặt nào cũng có những người bị dập nát bàn tay, cánh tay hoặc mất hẳn bộ phận này do bị kéo vào trục cuốn của máy.

Hầu hết các máy đập lúa đều... mất an toàn

Sở dĩ xảy ra tình trạng trên, theo kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn - Phòng Kỹ thuật an toàn, Viện Nghiên cứu Khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động, là do hầu hết các máy đập lúa mà bà con nông dân đang sử dụng hiện nay đều không có bộ phận cấu tạo an toàn.

Theo cấu tạo của các máy đập lúa hiện có trên thị trường, tại các bộ phận quan trọng như cấp lúa vào, cơ cấu phanh, bao che, ống xả, truyền động... không hề được lắp đặt các thiết bị phụ trợ để bảo vệ. Chính vì thế, khi vận hành và làm việc trên máy, người lao động thường không tránh được các tai nạn thông thường.

Anh Nguyễn Ngọc Thung - một người chuyên làm nghề đập lúa thuê ở Các Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hoá) cho biết: "Tôi mua chiếc máy đập lúa và hành nghề đã được hơn 10 vụ nay, nhưng không vụ nào không bị dính chấn thương, nhẹ thì đau mắt, nặng có khi gẫy tay...".

Tình trạng của anh Thung cũng là thực trạng chung của nhiều hộ dân hiện nay khi sử dụng máy đập lúa, bởi phần lớn các máy mới được lắp đặt đều có những tính năng hết sức hiện đại, khó vận hành, nhưng lại không có thiết bị an toàn, nên tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Cải tiến để an toàn hơn

Theo kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn: "Cải tiến quan trọng nhất của máy là cánh tay cấp lúa. Với các loại máy thông dụng hiện nay, người ta phải dùng tay đẩy lúa vào đập nên rất dễ chạm vào trục cuốn. Tay họ sẽ bị máy kéo luôn vào và làm dập nát. Việc lắp thêm bộ phận kể trên sẽ loại trừ sự tiếp xúc này". Ngoài ra, tấm chắn lắp ở cửa đưa lúa vào tuy chỉ là một thay đổi rất nhỏ nhưng sẽ làm giảm phần lớn số ca tai nạn. Các hạt thóc bị tách khỏi bông lúa, thay vì văng ra với tốc độ cao và cắm vào mắt người lao động, thì sẽ chỉ đập vào tấm chắn và rơi xuống. Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn cho ô cấp lúa, một thiết bị khác cũng được thiết kế là tấm chắn có tác dụng che chắn ô cấp lúa, tránh tình trạng người lao động hoặc trẻ em có thể đưa tay vào trong khi máy vẫn đang chạy.

Một bộ phận quan trọng khác cũng được lắp đặt là phanh sau. Với những máy chỉ có phanh trước, khi lên xuống dốc, chỉ cần tay phanh ngoặt sang một bên là có thể lật xe, đè lên người. Khi có thêm phanh sau, người đẩy máy chỉ cần nhẹ tay kéo cần là máy sẽ dừng lại.

Ở phía sau máy còn có thêm lồng che dây cua- roa. Cạnh đó có một ống xả giúp giảm cường độ âm thanh xuống (tối đa là 85 dBA, mức giới hạn cho phép).

Phía trước máy, ở cửa ra ruông (hạt lép rơm vụn...) có bộ phận che để ruông không bắn vào mắt người khi dắt máy đi. Cạnh đó là cửa ra rơm có bộ phận điều chỉnh độ cao để rơm rơi đúng vào vị trí mong muốn. Cửa này cũng có tấm chắn để hạn chế bụi.

Ngay cả các bộ phận nhỏ khác cũng được cải tiến như giá để hàng, hệ thống chiếu sáng có thêm một ổ phát điện làm đèn chiếu sáng, giúp người sử dụng có thể di chuyển và cho máy làm việc vào cả ban đêm.

Đặc biệt, loại máy này có thêm một bộ phận ngăn thóc bắn vào mắt bằng một hệ thống truyền chuyển động tự hành để trong quá trình vận hành, cửa vào lúa sẽ tự đóng lại.

Giá thành cao hơn?

Ông Nguyễn Hoàng Lộc-Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn cho biết: Mặc dù chúng tôi đã cải tiến đến 10 bộ phận, song so với các máy đập lúa thông thường, loại máy cải tiến này không đắt hơn là bao, hiện giá thành khoảng 12 triệu đồng, tức chỉ cao hơn 500.000 đồng, nhưng điều quan trọng là độ an toàn được tăng lên rõ rệt.

Sau 2 năm nghiên cứu, chế tạo, đến nay Viện Nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật bảo hộ lao động đã sản xuất thử nghiệm và đưa vào sản xuất được một vài chiếc máy cải tiến. Hiện Viện cũng đang có kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn an toàn riêng cho các máy đập lúa và sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cần thiết đối với bà con nông dân.
                                                                    Nguồn: nhandan.com.vn   1/6/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…