Các nhà khoa học tích cực nghiên cứu sản phẩm phòng chống covid
Ngay từ khi đại dịch bắt đầu, bên cạnh sự hy sinh thầm lặng của các chiến sỹ áo trắng, các nhà khoa học Việt Nam đã tích cực đồng hành với Chính phủ, thường xuyên bám sát tình hình dịch bệnh để nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, qua đó đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp phù hợp và hữu hiệu góp phần kiểm soát dịch bệnh.
GS.TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam
Nhiều sản phẩm là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã và đang được thử nghiệm triển khai. Đặc biệt, các nhà khoa học trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đang tích cực tham gia trong việc nghiên cứu, ứng dụng các sản phẩm phòng chống covid: Viện Y dược Nano nghiên cứu chế tạo thuốc đặc trị - nhằm bổ sung hoàn chỉnh trong phòng chống dịch covid-19; Viện công nghệ VinIT nghiên cứu, chế tạo hệ thống khử khuẩn diệt virut công nghệ Plasma chống đại dịch covid-19; VIện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng Ánh sáng triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng của dịch covid…
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong dự phòng và điều trị covid
Theo ý kiến của GS.TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, hiện nay đã có rất nhiều các ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong phòng chống dịch như Nghiên cứu về căn nguyên và tét thử nghiệm: Nuôi cấy, Giải trình tự gen, phát triển bộ tét PCR , tét nhanh phục vụ chẩn đoán. Nghiên cứu các biện pháp dự phòngnhư ngăn chặn, phát hiện sớm (tét trên diện rộng) , truy vết, cách ly, dập dịch; Nghiên cứu sản xuất khẩu trang Nano, chất sát khuẩn , 5K; Nghiên cứu sản xuất Vaccine; Nghiên cứu phục vụ điều trị: Xây dựng phác đồ điều trị, chế tạo máy thở, thử nghiệm thuốc trên lâm sàng, Robot phục vụ điều trị, các kỹ thuật cao (ECMO), lọc máu Oxiris, Thở máy, Kháng thể đơn dòng…
Tuy nhiên, theo GS Kính cho hay, do dịch diễn biến rất phức tạp, khó lường và virus luôn đột biến, chính vì thế theo tôi cần phải thực hiện chiến lược kép về phòng dịch và phát triển kinh tế.
Và để phòng chống covid tốt cần bám sát tình hình dịch tễ để triển khai phòng chống dịch; Tăng cường các đề tài nghiên cứu khoa học và vai trò của các nhà khoa học trong phòng chống dịch COVID-19; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống COVID-19.
Nhu cầu vắc-xin Covid-19 trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn rất lớn do dịch bệnh còn có thể kéo dài và chưa biết được vắc-xin hiện tại có hiệu quả bao lâu. Do đó, cần phải cần phải chuẩn bị đủ lượng vắc-xin cho các năm tiếp theo. Tiếp tục chủ động nghiên cứu, hoàn thiện và chế tạo vắc-xin thế hệ mới dùng trong phòng chống và đẩy lùi dịch Covid-19 dựa trên các công nghệ nền sẵn có tại Viện CNSH, cũng như các công nghệ lõi đang được phát triển trên thế giới như di truyền ngược, protein tái tổ hợp, sản xuất tinh sạch kháng nguyên virus lượng lớn trên hệ thống thực vật.
Việt Nam sẽ có vắc-xin Covid-19 nội vào cuối năm nay
Bộ Y tế cho biết Việt Nam phấn đấu cuối năm 2021 sẽ nghiên cứu, sản xuất thành công 1 vắc-xin ngừa Covid-19 để phục vụ tiêm chủng.
Hiện tại, 2 ứng viên vắc-xin Covid-19 trong nước được đánh giá có triển vọng là vắc-xin Covid-19 Nano Covax của Công ty Nanogen và vắc-xin Covivac của Ivac. Trong đó, nhóm thử nghiệm vắc-xin Nano Covax đang triển khai giai đoạn 3b trên 12.000 tình nguyện viên, đã tiêm xong mũi 1 ngày 14-7, dự kiến hoàn tất mũi 2 trước ngày 15-8 để có dữ liệu báo cáo Bộ Y tế vào cuối tháng 8.
Với vắc-xin Covivac của Ivac đã thử nghiệm xong giai đoạn 1, đang chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 2 tại huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Thứ trưởng Bộ Y tế giao các vụ/cục chức năng hỗ trợ tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, sản xuất và nhập khẩu, cấp phép vắc-xin phòng Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp.
Đồng thời, phân giao Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP HCM, là 2 đơn vị đầu mối chính trong việc tổ chức thực hiện thử nghiệm lâm sàng chủ động các điều kiện tham gia (nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện…) và triển khai các nội dung nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin chuyển giao công nghệ.
Bộ Y tế sẽ sớm trình Chính phủ kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để hỗ trợ triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với các vắc-xin nghiên cứu sản xuất trong nước và chuyển giao công nghệ.
Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành tích cực vận động, huy động các nguồn tài chính hợp pháp, huy động xã hội hóa lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và khoa học công nghệ trong ngành y tế nói riêng.
Về vaccine COVID-19, thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, Bộ Y tế chủ động triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trường hợp vượt thẩm quyền.
HT