Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 12/12/2014 15:47 (GMT+7)

Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam

Theo bà Nguyễn Thị Phương – Cục Thú y cho biết, để có được những thành quả được như vậy, trước tiên là sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp các ngành đã có chủ trương, biện pháp đúng, phù hợp để giám sát và khống chế dịch cúm gia cầm có hiệu quả.

Bà Phương cũng cho biết thêm, hiệu quả của công tác giám sát diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm đã giảm trong những năm qua và đến nay cơ bản đã khống chế được thông qua những biện pháp:

Thứ nhất là cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ gây bệnh cho gia cầm mà còn lây sang cả người. Do vậy công tuyên truyền đã được nhà nước đề cao như phát cảnh báo bệnh cúm thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng, in tài liệu, tờ rơi phát cho nhân dân. Ngay năm 2004 đã in và phân phát 104.900 tờ rơi, 61.410 cuốn sách về hướng dẫn phòng chống, đề phòng lây nhiễm bệnh cúm gia cầm, 10.000 cuốn sách về bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống cho các tỉnh, thành phố. Để quần chúng hiểu về bệnh cúm khi có dịch sẽ khai báo ngay và có biện pháp phòng cho bản thân mình.

Thứ hai là Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 13/2004/NĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban, Thứ trưởng các bộ, ngành có liên quan là thành viên. Trong cuộc họp Ban chỉ đạo nắm bắt tình hình, có các văn bản chỉ đạo kịp thời. Đồng thời những thời điểm có nguy cơ xảy ra dịch cúm, đã phân công các đoàn gồm lãnh đạo của các Bộ đi kiểm tra, chỉ đạo ở các địa phương. Do vậy, Ban chỉ đạo chống dịch của các địa phương cũng như các cấp chính quyền luôn luôn phải quan tâm đến công tác giám sát dịch cúm.

Thứ ba là năm 2004 pháp lệnh Thú y sửa đổi, bổ sung của pháp lệnh Thú y năm 1993 đã được Thường vụ Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký ban hành, đồng thời Chính phủ cũng có nghị định 33/2005/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Pháp lện h. Đây là căn cức pháp lý tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, củng cố hệ thống thú y từ trung ương đến địa phương…. khi có dịch. Cục Thú y đã củng cố các phòng, ban, đặc biệt là Phòng Dịch tễ. Hệ thống thú y ở địa phương cũng được củng cố, đặc biệt là hệ thống thú y cơ sở.

Ngày 19/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1569/CP-CV đồng ý hỗ trợ đối với nhân viên thú y cấp xã bằng hệ số 1,0 so với mức lương tối thiểu hiện hành. Đồng thời các Chi cục Thú y đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho lực lượng này thông qua các chương trình, dự án về quản lý dịch bệnh  tiêm phòng và các nghiệp vụ chuyên môn khác để giám sát chặt chẽ, báo cáo kịp thời khi dịch xảy ra.

Ảnh internet
Ảnh internet

Thứ tư là từ Ban chỉ đạo cúm quốc gia đến Cục Thú y cũng như các Chi cục đều có đường dây điện thoại nóng để nhân dân báo dịch, Cục Thú y có website thông báo dịch hàng ngày để các địa phương biết. Đồng thời Cục Thú y quy định cho các Chi cục phải có báo cáo đột xuất, định kỳ về Cục để Cục chỉ đạo phòng chống dịch kịp thời cho những địa phương. Việc làm này được duy trì tốt trong suốt các năm qua, góp phần rất tích cực trong phòng chống dịch cúm gia cầm.

Thứ năm là mặc dù Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành ngay từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra đã có nhiều biện pháp tổng hợp để phòng chống dịch. Tuy nhiên, ở một nước có nền chăn nuôi còn lạc hậu, nhỏ, lẻ, phân tán, dân trí còn thấp thì hiệu quả của các biện pháp đó chưa cao. Được sự tư vấn của tổ chức Thú y thế giới và thực tế Việt Nam, Chính phủ đã đồng ý sử dụng vắc xin cúm gia cầm để phòng bệnh.

Ngày 27/9/2005, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định 2586/QĐ/BNN-TY phê duyệt “Dự án tiêm phòng cúm gia cầm”. Đây là một chủ trương lớn, hàng năm Nhà nước chi hang trăm tỷ đồng để mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng. Trong các chương trình giám sát sau tiêm phòng cho thấy tỷ lệ có miễn dịch trong các hộ gia đình khoảng 70-80%, trong các trại giống khoảng 80-90%. Đây là kết quả thuyết phục để đánh giá việc hạn chế các ổ dịch có vai trò rất lớn của công tác tiêm phòng.

Thứ sáu là trước tình hình cúm xảy ra, Nhà nước đã có văn bản quy định ở đâu xảy ra dịch ở đó phải tiêu hủy toàn bộ số cúm gia cầm còn lại và được nhà nước hỗ trợ. Đây là biện pháp tích cực nhằm không để người chăn nuôi thiệt thòi, khuyến khích khai báo dịch sớm. Bên cạnh đó cũng có chính sách của Nhà nước hỗ trợ động viên lực lượng thú y đi chống dịch, tiêu hủy gia cầm tạo động lực cho cán bộ chuyên môn làm việc có hiệu quả. Nhà nước cũng cấp kinh phí cho việc mua hóa chất, tiêu độc khử trùng, chuồng trại, môi trường định kỳ để diệt mầm bệnh. Công tác này được các địa phương tiến hành thường xuyên. Vì vậy hạn chế rất lớn tình hình dịch cúm.

Thứ bảy là ngay từ những ngày đầu tiên xảy ra dịch cúm gia cầm, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình từ các tổ chức quốc tế và trong nước. Sau đó lại nhận được sự hỗ trợ về kinh phí để tổ chức giám sát dịch cúm gia cầm hàng năm từ WB, FAO và chính phủ. Một số tỉnh cũng chi kinh phí địa phương trong chương trình giám sát của mình. Điều này có tác dục tích cực, chủ động cảnh báo sự lưu hành của vi rút cũng như hiệu quả của chương trình tiêm phòng cúm gia cầm quốc gia nhằm hạn chế dịch bệnh. Đồng thời là tư liệu thời sự để Ban chỉ đạo quốc gia có những quyết sách đúng trong phòng chống dịch bệnh.

Thứ tám là các cơ quan Thú y cùng, Phân viện Thú y và một số Chi cục Thú y đã được trang bị đầy đủ máy PCR, ELISA, các thiết bị phòng thí nghiệm khác và cán bộ được đào tạo đủ năng lực về kỹ thuật để chẩn đoán nhanh, chính xác phát hiện các ổ dịch cúm gia cầm kịp thời cũng như giám sát hiệu quả sau tiêm phòng giúp cho giám sát tốt diễn biến tình hình cúm gia cầm.

Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương đã được trang bị đầy điều kiện trang thiết bị giám sát và trang thiết bị an toàn sinh học để phân lập và công cường độc. Do vậy, thường xuyên giám sát được biến đổi của vi rút cúm A/H5N1 thực địa theo thời gian để đánh giá sự tương đồng của virut và vắc xin giúp Cục Thú y và Ban chỉ đạo cúm quốc gia có quyết sách về chiến lược sử dụng vắc xin cũng như phòng chống để hạn chế dịch bệnh.

Thứ chín là khi Bộ Y tế phát hiện ra người nhiễm cúm A/H5N1 thì bao giờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cũng cử ngay cán bộ đến điều tra về tình hình dịch tễ và lấy mẫu gia cầm xung quanh để xét nghiệm. Trong trường hợp gia cầ có kết quả dương tính với cúm A/H5N1 sẽ tiêu hủy theo quy định và tiêu độc sát trùng môi trường cho nên hạn chế tối thiểu sự lây lan và thiệt hại về người.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…