Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 02/12/2015 17:39 (GMT+7)

Các biện pháp khắc phục hậu quả sương muối gây hại trên cà phê

Ước tính khoảng 1.000 hộ dân (riêng Đạ Nhim 557 hộ) có diện tích cà phê bị thiệt hại. Tỷ lệ diện tích cà phê bị sương muối tấn công trực tiếp khoảng 20% trên tổng diện tích cà phê hiện có của toàn huyện.

Để khắc phục có hiệu quả tình trạng sương muối gây hại trên cà phê, chúng tôi xin giới thiệu bà con nông dân các biện pháp như sau:

Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nhẹ đến trung bình

Tiến hành cắt bỏ ngay các bộ phận bị cháy (lá, hoa, quả, cành) càng sớm càng tốt, cắt sâu vào một đoạn 5-10cm (không cần xử lý vôi), hoặc cưa đốn 1/3-1/2 thân (phần cắt không còn thấy mạch dẫn bị hóa nâu là được), thu gom cành, lá và cỏ dại theo băng hạn chế xói mòn. Tưới nước và bón phân sớm vào đầu tháng 4/2015 để tạo cành mới và nuôi trái kịp thời.

Lượng phân hóa học và đợt bón thời kỳ kinh doanh.

Loại phân bón

Số lượng

(kg/ha)

Thời kỳ bón

Tháng 2-3

Tháng 4-5

Tháng 6-7

Tháng 9-10

Urê

600

120

180

180

120

Lân Supe

600

600

KCl

500

100

150

150

100

Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng

Cần tiến hành cưa đốn phục hồi ngay càng sớm càng tốt ngay trong cuối tháng 3/2015. Phương pháp cưa cách gốc từ 20-25cm theo chiều từ trên xuống, nghiêng 1 góc 45 o, vết cắt phải phẳng mịn, cắt theo hướng Đông Tây, phần vát nghiêng từ hướng Đông sang Tây để ánh nắng buổi chiều không chiếu vào vết cắt làm khô cây. Khi cắt cây xong, dùng vôi bột hòa nước quét lên vết cắt, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc. Tưới nước và bón phân kịp thời, đầy đủ, đặc biệt là phân hữu cơ (10-20 kg/gốc), phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới. Sau đó tiến hành nuôi mỗi gốc từ 3-4 chồi to khỏe, phân bố đều quanh thân. Khi chồi cao 20-30cm thì tiếp tục tỉa định chồi giữ lại 1-2 chồi tạo thân mới.

Lượng phân hóa học và đợt bón thời kỳ cưa đốn phục hồi.

Loại phân bón

Số lượng

(kg/ha)

Thời kỳ bón

Tháng 2-3

Tháng 4-5

Tháng 6-7

Tháng 9-10

Urê

300

60

90

90

60

Lân Supe

1.000

1.000

-

-

-

KCl

200

40

60

60

40

Đối với cây cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản

Đối với vườn cây cà phê kiến thiết cơ bản (hoặc cây cà phê kinh doanh bị hại nặng) khả năng hồi phục kém cần tiến hành trồng lại trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2015.

Công tác chuẩn bị

- Tiến hành phá bỏ cây chết. Thu gom tàn dư cây trồng xếp theo băng để hạn chế xói mòn. Xới xáo và đào hố trồng cây trong tháng 4. Trồng trong tháng 5 đến tháng 7. Mật độ trồng: 5.000 cây/ha, khoảng cách hàng x hàng 2m; cây x cây 1m. Đào hố kích thước 40cm x 40cm x 50cm.

- Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng 1 tháng, lấy phân hữu cơ + lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố khoảng 10-15cm. Liều lượng phân cho 1 hố: 10-20kg phân hữu cơ + 0,2kg lân nung chảy. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng phân hữu cơ đóng bao thay thế.

- Chuẩn bị cây con: Mua giống cà phê Catimor tại cơ sở sản xuất có chứng nhận đủ điều kiện sản xuất giống.

Lượng phân bón năm trồng mới:

Loại phân bón

Số lượng

(kg/ha)

Tháng 4-5

Tháng 6-7

Tháng 9

Urê

100

30

40

30

Lân supe

1.000

1.000

-

-

KCl

60

30

-

30

- Cách trồng: Đất trong hố trồng cà phê cần đảo trộn đều, dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố. Dùng dao rạch và bóc bầu ni lông, cắt xén đáy bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất, nén chặt, mặt bầu cách mặt đất 10-15cm, mỗi hố trồng 1 cây. Nếu cây cà phê có rễ dưới đáy bị xoắn cần tiến hành cắt bỏ phần xoắn.

- Làm bồn: Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 0,6m, sâu 0,15 - 0,2m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 1-1,5m và sâu 0,15 - 0,2m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê.

- Tủ gốc: Khi làm bồn xong, dùng rơm, rạ, cỏ tủ gốc, có thể tủ quanh gốc hoặc tủ theo băng với độ dầy từ 10-20cm, tủ cách xa gốc khoảng 5-10cm để tránh mối làm hại cây.

Trước mắt, Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương đang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức 15 lớp tập huấn khắc phục hậu quả sương muối gây hại trên cà phê. Đồng thời tích cực triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu giúp nông dân bị thiệt hại “cà phê sương muối” trồng mới tái canh cà phê và trồng xen cây màu ngắn ngày, nhằm sớm ổn định sản xuất trở lại.

Để ngăn chặn sương muối xuất hiện gây hại về lâu dài trên cây cà phê, bên cạnh biện pháp trồng cây che bóng, cây chắn gió là biện pháp tưới nước, tủ gốc, hun khói làm giảm bức xạ từ hơi đất khi trời lặng gió, nhiệt độ xuống thấp.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…