Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/12/2004 22:58 (GMT+7)

Bút máy dùng... mực khô

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cấp thoát nước, song nghiên cứu đầu tiên của Lam nghe qua lại chẳng có liên quan gì đến kiến thức chuyên ngành, đó là về cấu tạo của... bút và mực. Anh nhận thấy các loại bút mực hiện nay đều dùng mực viết ở dạng lỏng, có các thành phần chính là ngòi bút, ống mao dẫn mực, ngăn chứa mực ở trạng thái lỏng (còn gọi là ruột gà bằng cao su) và khoang chứa không khí (tức khoảng không gian bao bọc bên ngoài ruột gà nhằm tạo áp suất cho dòng mực lưu chuyển lên ngòi bút qua ống mao dẫn mực). Nhược điểm của các loại bút máy là do mực viết ở dạng nước nên khi sử dụng mau hết, phải nạp thường xuyên. Mực nạp phải đúng loại mực mà bút đang dùng hoặc phải rửa sạch bút, nếu không màu mực viết sẽ ra khác hoặc gây tắc. Khi nạp mực dễ bị dây bẩn tay. Ngoài ra, ngăn chứa mực nước lại nằm trong vỏ bút - thường là bằng nhựa hoặc kim loại nên không thể quan sát được lượng mực bên trong để nạp mực dự phòng.

Từ thực tế đó, Nguyễn Thạch Lam đã có ý tưởng chế tạo một loại bút máy sử dụng mực ở trạng thái rắn, còn gọi là mực khô như: mực thỏi, mực tàu, mực viên, mực bột... Sản phẩm này có thể khắc phục những nhược điểm của loại bút máy sử dụng mực lỏng và có cấu tạo đơn giản.

Điểm khác biệt với bút mực thường là bút này có ngăn chứa mực và chứa nước riêng, nước từ ngăn chứa nước sẽ thẩm thấu qua van một chiều vào ngăn chứa mực khô. Van một chiều được đặt ở vị trí ngăn cách giữa ngăn chứa mực và ngăn chứa nước, có kết cấu cho phép nước thẩm thấu vào ngăn chứa mực khô mà không thẩm thấm theo chiều ngược lại. Nước được lấy trực tiếp từ nguồn nước bên ngoài qua phần mở trên thân bút. Khi nước vào ngăn chứa mực, mực ở trạng thái rắn gặp nước sẽ tan đến mức bão hòa, qua ống mao dẫn mực để ra ngòi bút.

Để ngăn các hạt mực chưa tan kết dính vào ngòi bút, có thể gây tắc, bút có thiết kế màng lọc ở giữa ngăn chứa mực với ống mao dẫn. Các chi tiết của bút máy được liên kết kín khít với nhau nhờ mối liên kết nối ren, giúp cho khi sử dụng không bị mực dây bẩn tay. Ngoài ra, vỏ bút được làm bằng vật liệu trong suốt để người sử dụng luôn có thể kiểm tra được lượng mực và lượng nước có trong bút.

Sản phẩm đã được đăng ký bằng độc quyền sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ ngày 30/10 vừa qua.

Tài Hoa Trẻ và /vnexpress.net/ ngày 19/12/2003

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.