Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/09/2005 14:44 (GMT+7)

Bút đàm đẫm lệ

Khi còn ở trong nước, Phan Bội Châu đã có dịp đọc Lương Khải Siêu qua Trung Quốc Hồn báo, một số Tân Dân Tùng báohay bộ sách Mậu Tuất chính biến. Đây là tên từ sự kiện năm 1887, khi các Nho sĩ và quan lại nổi lên làm cách mạng chống triều đình nhà Thanh đã bị Từ Hy trấn áp, Đàm Tự Đồng bị tử hình, Lương Khải Siêu... phải chạy qua Nhật tị nạn.

Gặp Lương Khải Siêu

Tới Yokohama vài ngày sau, cụ Phan đã tự viết thư kèm danh thiếp ra mắt Lương Khải Siêu đang lưu vong ở Nhật.

Lá thư với lời lẽ thống thiết, xin được trích như sau:

Chúng tôi là những người tị nạn, lưu dân Nam Hải. Hàng ngày chúng tôi phải đem tính mạng mình chiến đấu với đám ưng khuyển. Lòng luôn phẫn nộ, ngó trời mà khóc, không biết có cách gì thoát được sự khổ ải này không?”

Với cách viết kiểu cổ, Phan Bội Châu dùng hình ảnh mô tả nỗi đau đớn của người tìm đường cứu nước và mong được gặp Lương Khải Siêu:

Rút kiếm ra đâm xuống đất vì lòng đầy uất ức không muốn sống nữa. Tôi biết chắc cái mạng của tôi không còn dài, nhưng không biết phải sống thế nào đây. Tôi phải yết kiến ông một lần rồi chết. Tôi yết kiến ông một lần thì nếu có chết cũng không tiếc. Lọt lòng mẹ đã có mối tương tri và đọc sách ông mấy năm đã thành thông gia”

Cụ Lương Khải Siêu nhận thư rất cảm động, tận tình tiếp cụ Phan ngay. Ban đầu có cụ Tăng Bạt Hổ làm thông dịch, nhưng những vấn đề thời thế quan trọng cụ Tăng không dịch nổi nên hai bên đã bút đàm với nhau bằng chữ Hán. Cụ Lương kể lại rằng, cụ nhận ra ngay là:

“Trong con người tiều tụy khắc khổ này có một đầu óc tuấn tú, nhìn qua là biết không phải người tầm thường”

Thấy lạ, cả chục người học trò của ông bu quanh nên hai bên cũng khó diễn hết ý.

Bút đàm

Cụ Lương hẹn gặp một lần nữa vào hôm sau tại một tiệm ăn ở xóm Sơn Tiêu bên bờ biển và núi, ngó ra Thái Bình Dương, cụ Lương mời thêm hai người thuộc Quốc Dân đảng tới, bút đàm với nhau.

Hai bên đã bút đàm từ giờ Thìn đến giờ Dậu (khoảng 7,8 giờ sáng đến 5,6 giờ tối), bút không lúc nào ngừng. Kể ra thì bút đàm như hai người câm cho tới khi hiểu nhau thật vất vả nhưng không cách nào hơn.

Cụ Phan đã trình bày về chế độ cai trị tàn ác của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh của dân Việt mà nước mắt tuôn trào. Cụ Lương đã phải nói cụ Phan cố gắng nén xúc động để trình bày và cụ Lương đã giúp cụ Phan hiểu biết thêm về thời thế, tình hình thế giới lúc ấy.

Theo cụ Lương, riêng với người Việt trong nước cũng như người Trung Quốc, cần nâng cao dân trí (không ngu muội) và dân khí (không nhu nhược), phải có thực lực thì không lo gì không có độc lập.

Nhân khi cụ Phan ngỏ ý cầu Nhật Bản đem quân qua giúp, cụ Lương khuyên rằng không nên.

Sau đó cụ Lương đã giới thiệu cụ Phan với các chính trị gia Nhật Bản tiến bộ, tạo nền tảng ban đầu cho sự trợ giúp khiến Phong trào Đông Dulớn mạnh.

Cụ Lương khuyên cụ Phan nên dùng lời lẽ thống thiết tố giác tình cảnh Việt Nam với thế giới và kêu gọi quốc dân Việt thức tỉnh, cũng như nên cổ động thanh niên xuất dương cầu học. Cụ Phan đã viết cuốn sách đầu tiên ở Nhật “ Việt Nam vong quốc sử”nói qua về lịch sử Việt Nam, 13 chí sĩ ái quốc chống Pháp thời Cần Vương, Văn Thân, vạch trần và lên án chế độ thực dân, tố giác triều đình bất lực tham ô... cũng được đăng trên Tân Dân Tùng báo - một tờ báo cách mạng của Trung Quốc.

Nguồn: Văn Hiến Việt Nam, số 8 (52) từ 20/8 đến 20/9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.