Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/08/2005 14:47 (GMT+7)

Buôn lậu động vật hoang dã quý hiếm trên internet

Cuộc điều tra do Quỹ Cứu trợ động vật quốc tế (IFAW-The International Fund for Animal Welfare) tiến hành trên gần 100 website khắp thế giới cho thấy, những loài vật hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng đang bị rao bán. Tại Luân Đôn, một con hổ Siberiađã thuần hoá có giá 65 nghìn USD, một con khỉ đột trưởng thành giá 7000 USD.


Từ hổ Bengalđến tinh tinh: đều có bán tất!


Nhiều loài linh trưởng hiếm, chim ưng,... và cả các loại mai rùa hiếm được bán trên mạng. Một người Mỹ đã mua con hươu cao cổ hai tuổi với giá gần 15 nghìn USD.


Một website tại Mỹ đã xây dựng một vườn thú trên mạng, cung cấp mọi thứ từ khỉ mũ tới ngựa vằn. Một con tinh tinh cái 5 tháng tuổi có giá 65 nghìn USD và con đực hai tuần tuổi giá 60 nghìn USD. Thống kê cho thấy hiện chỉ còn khoảng 150 nghìn con tinh tinh trên thế giới.


Khỉ đầu chó rẻ hơn với 3500 USD và khỉ Java giá 500 USD. Một con hươu cao cổ giá 40 nghìn USD hay một con ngựa vằn mới sinh giá 3500 USD.


Website này còn quảng cáo "giao hàng tận tay" và thêm "Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua điện thoại đối với các nhu cầu về động vật có nguy cơ tuyệt chủng".


Một website khác cũng tại Mỹ lại rao bán loài hổ Bengalquý hiếm, và 1500 USD cho một con sư tử đen châu Phi đã có bờm. Tuy nhiên, khách hàng phải có giấy phép và "kinh nghiệm mua bán". Trang mạng này quảng cáo cả các loại hươu, nai, chồn, linh dương thường và linh dương châu Phi.


Internet đã tạo ra cuộc cách mạng mua sắm trong đời sống nhưng cũng tạo cơ hội dễ dàng cho hoạt động mua bán trái phép các loài vật hoang dã mà theo Liên hợp quốc, lợi nhuận lên tới hàng tỷ USD mỗi năm, tương đương việc buôn bán vũ khí hay ma tuý trái phép.


Internet trở thành con dao hai lưỡi...


Báo cáo của IFAW công bố hôm 16-8 cho biết, "chỉ trong vòng một tuần đã có hơn 9.000 con vật hoang dã và đồ vật liên quan động vật hoang dã được rao bán". IFAW phát hiện hơn 100 kẻ buôn bán trái phép dù chúng không đăng ký tên trên Internet.


Hơn nữa, một loạt sản phẩm được quảng cáo có tác dụng chữa bệnh lấy từ các loài vật quý hiếm cũng được rao bán trên mạng. "Chúng tôi thấy các quảng cáo thuốc viên chế từ xương hổ và nhiều loại dược phẩm châu Á khác được bào chế từ gấu, báo đen, tê giác, vây cá mập và ngà voi".


Trong khi hàng nghìn loài động vật đang suy giảm trên thế giới, số lượng có vẻ như không thành vấn đề đối với những kẻ rao bán. IFAW nhận thấy rất nhiều cá nhân muốn kiếm tiền qua việc săn lùng các loài vật quý hiếm và cả một số công ty cũng sẵn sàng tham gia cung cấp hàng. Một người bán ví da voi khẳng định anh ta có thể có nhiều hàng hơn nhờ một cơ sở cung cấp tại Thái-lan.


Lệnh cấm cũng không làm những kẻ buôn bán lo sợ. Báo cáo viết: "Nhiều người có vẻ không cần quan tâm họ hoạt động bất hợp pháp hay không. Nhưng không phải tất cả đều biết rõ rằng họ đang vi phạm pháp luật".


Theo Liên minh quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) của Liên hợp quốc, việc khai thác trái phép các nguồn động vật hoang dã là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến các loài vật quý hiếm bị tuyệt chủng.


Giáo sư William Dutton, giám đốc Viện Internet thuộc Đại học Oxford nói: "Internet là con dao hai lưỡi. Nó có thể được những người này sử dụng để buôn bán động vật hoang dã, nhưng những người khác có thể dùng nó để chống lại hoạt động đó. Luật pháp ngăn cấm sử dụng các phương tiện thông tin trái pháp luật, nhưng các chính phủ và cơ quan khác cần thông tin cho nhau về các hoạt động đang diễn ra toàn cầu này".


Bộ trưởng Đa dạng sinh học Anh Jim Knight hoan nghênh báo cáo của IFAW đã góp phần nâng cao nhận thức của những nhà cung cấp dịch vụ internet về việc kiểm soát động vật hoang dã và tăng cường biện pháp phòng chống loại tội phạm này.

Nguồn: vnn.vn   17/8/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.