Bình Thuận: Tập huấn “Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây thanh long bằng năng lượng mặt trời”
Tại buổi tập huấn, bà con nông dân đã được nghe kỹ sư Trần Văn Hòa của Trung tâm Thông tin ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ giới thiệu hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây thanh long và một số ưu nhược điểm của nó so với các hệ thống tưới thông thường và kỹ thuật ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệpcho bà con nông dân.
Được biết trong năm vừa qua, năm 2015 thì Bình Thuận là một trong những tỉnh bị hạn hán kéo dài do đó đã dẫn đến việc thiếu nước trầm trọng trong sản xuất nông nghiệp củng như nước sinh hoạt của địa phương, hậu quả là nhiều vườn thanh long không có nước tưới đã gây hư hại trầm trọng cho thanh long là tổn thất rất lớn về kinh tế của bà con nông dân đặc biệt là huyện Hàm Thuận Nam một trong những huyện có sản lượng thanh long lớn nhất của tỉnh.
Tại Bình Thuận, trong thời gian qua đã có nhiều mô hình tưới tiết kiệm nước được triển khai cụ thể như mô hình tưới phun mưa, mô hình tưới nhỏ giọt, mô hình tưới kết hợp gốc và cành,…. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp tưới thanh long của bà con hầu hết là bằng cách kéo dây hoặc tưới bằng vòi sen, cho nước trực tiếp vào cây và gốc thanh long, khiến cho đất bị giảm độ tươi xốp, nước chảy làm cho đất bị rửa trôi, bạc màu. Việc triển khai tập huấn và giới thiệu một số mô hình tưới nước tiết kiệm đã được thực hiện và mang lại hiệu quả để phổ biến cho bà con nông dân là hết sức cần thiết.
Về năng lượng mặt trời, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng mặt trời khổng lồ. Mặt dù các hoạt động nghiên cứu đã được triển khai gần 30 năm, nhưng đến nay những sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng mặt trời này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi…
Đặc điểm nổi bật của tỉnh Bình Thuận là đất cát và đồi cát chiếm diện tích khá lớn, địa hình đồi lượng sóng, độ cao 100 – 200m (so với mực nước biển). Với đặc điểm địa lý như vậy lượng nước bốc hơi tăng, độ ẩm không khí giảm, nên tình trạng khô hạn kéo dài. Do đó việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc tiết kiệm nước vào sản xuất phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Hiệu quả kinh tế của hệ thống điện năng lượng mặt trời và điện lưới:
So sánh hiệu quả giữa điện năng lượng mặt trời và điện lưới 1 năm cho máy bơm 2HP
STT | Nội dung | Điện lưới | Điện năng lượng mặt trời |
1 | Công suất bơm | 1.5KW/h | Một hệ thống điện năng lượng mặt trời giá 75.000.000 đ. Khấu hao thiết bị trong 10 năm |
2 | Số giờ hoạt động | 2550h | |
3 | Điện năng tiêu thụ | 3825KW | |
4 | Giá điện | 2.000 đ/KW | |
5 | Kinh phí phải trả | 7.650.000 đ | 7.500.000 đ |
Hiệu quả kinh tế của tưới nhỏ giọt so với tưới truyền thống
So sánh các chỉ tiêu liên quan đến hệ thống tưới trong 1 năm (400 trụ thanh long):
STT | Nội dung | Phương pháp tưới nhỏ giọt | Phương pháp tưới truyền thống | Hiệu quả (%) |
1 | Thời gian tưới (giờ) | 182.5 | 288 | 36.36 |
2 | Lượng nước tưới (m 3) | 1460 | 3456 | 57.76 |
3 | Điện chạy máy bơm (Kw) | 273.75 | 432 | 36.63 |
4 | Công tưới (công) | 4 | 36 | 88.89 |
Buổi tập huấn đã giúp cho bà con nông dân có được những thông tin hết sức bổ ích về phương pháp tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trời là sự kết hợp giữa tiết kiệm nước cho cây mà vẫn đảm bảo đảm độ ẩm cho góc, tiết kiệm nước, giảm chi phí công lao động, giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV… và tiết kiệm điện năng, không phải trả tiền điện mỗi khi tưới. Đây là phương pháp sử dụng năng lượng sạch vào sản xuất nông nghiệp.
Tại buổi tập bà con nông dân đã được nghe kỹ sư Trần Văn Hòa giải đáp thắc mắc của bà con nông dân xoay quanh các vấn đề về hiệu quả của việc ứng dụng mô hình, lợi ích kinh tế so với phương pháp tưới thông thường và đặc biệt là nhu cầu tiết kiệm nguồn nước tưới của bà con trong tình hình hiện nay.