Bình Thuận: Giới thiệu mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khép kín quy mô hộ gia đình
Sáng ngày 17/5/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Giới thiệu một số mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khép kín quy mô hộ gia đình”.
Đồng chủ trị hội thảo có TS. Lương Thanh Sơn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh vàCN. Văn Công Thới - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
(Quang cảnh hội thảo)
Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe một số đơn vịsự nghiệp khoa học của tỉnh giới thiệu một số mô hình nông nghiệp khép kín quy mô hộ gia đình được xây dựng, triển khai thực hiện trong thời gian qua, theo đó mô hình trồng nấm linh chi quy mô gia đình khép kín được giới thiệu; qua đánh giá kết quả cho thấy mô hìnhmang lại hiệu quả kinh tế, mô hìnhđã tận dụng, sử dụng mùn cưa để làm nguồn nguyên liệu đầu vào tạo ra nhiều sản phẩm tiếp theo. Cụ thể, sau khi kết thúc trồng nấm linh chi, tiếp tục trồng nấm rơm, sau khi kết thúc đợt trồng nấm rơm, tiếp tục tái sử dụng nguyên liệu này để trồng rau mầm, sau khi kết thúc đợt trồng rau mầm, tận dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất phân hữu cơ, nguồn phân hữu cơ này lại tiếp tục được sử dụng cho sản xuất.
Như vậy từ mùn cưa thải sau trồng nấm linh chi, nguyên liệu được tái sử dụng nhiều lần để cho ra các sản phẩm khác nhau, sau đó phế phẩm lại trở thành nguồn nguyên liệu trồng nấm, như vậy mô hình tái sử dụng nguồn nguyên liệu tạo ra chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm và phân hữu cơ góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thân thiện môi trường, tuần hoàn, khép kín. Ngoài ra, tại hội thảo còn giới thiệu một số mô hình khuyến nông cộng đồng, mô hình tiêu biểu trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.
Được biết mô hìnhhình trồng nấm linh chi quy mô gia đình khép kín đã được Trung tâm Thông tin và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ tỉnh xây dựng, hiện nay đã được chuyển giao cho nhiều bà con trên địa bàn tỉnh ứng dụng, mô hình được xây dựng theo mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) dựa trên nguyên lý động lực học và định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, hướng tới việc kết nối điểm cuối của quá trình trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng khai thác, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, giữ cho vật chất được sử dụng lâu nhất có thể./.