Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/11/2014 21:26 (GMT+7)

Biến chứng dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan

Nguyên nhân

Người bị suy dinh dưỡng trong bệnh gan thường biếng ăn hay ăn uống kém (dưới 50% so với lúc bình thường), sụt cân nhiều không chủ ý (trong xơ gan không phù, không báng bụng). Nguyên nhân gồm:

- Ăn kém, do người nghiện rượu thường không ăn hoặc ăn rất ít, thay đổi vị giác, buồn nôn, cảm giác mau no, rối loạn nhận thức (sảng rượu hoặc lơ mơ).

- Kém tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, do: ứ mật làm giảm tiêu hóa chất béo (dầu, mỡ); bụng báng (cổ trướng); loạn vi khuẩn trong đường ruột; tổn thương ruột do xơ gan nặng; dùng thuốc (lợi tiểu, lactulose, neomycin, cholestyramin).

- Thay đổi chuyển hóa các chất dinh dưỡng như: giảm khả năng dự trữ và tổng hợp các chất dinh dưỡng, tăng tiêu hao năng lượng và các chất như đạm (khối cơ) và béo (khối mỡ trong cơ thể), rối loạn dung nạp đường, gây đái tháo đường thứ phát, suy thận trong biến chứng nặng.

Một số quan niệm sai lầm trong dinh dưỡng bệnh gan

- Ăn gì bổ nấy (ăn gan bổ gan): gan nhiều đạm và nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe cho người bình thường nếu không ăn nhiều và thường xuyên. Đối với người bệnh xơ gan, ăn gan chưa hẳn có lợi mà ngược lại có thể gây khó tiêu vì chứa nhiều béo, trong đó nhiều cholesterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Trong trường hợp xơ gan do bệnh lý tích tụ sắt hay đồng thì ăn gan lại nguy hiểm, vì sẽ làm gan càng suy nhanh và nặng hơn.

- Cữ trứng: trứng là nguồn đạm tốt cho cơ thể, đặc biệt chứa nhiều acid amin có lợi cho gan như leucin, isoleucin hay valin, đồng thời trứng có rất nhiều vitamin mà bệnh nhân gan thật sự rất cần các vitamin này (vitamin B, A, D). Tuy nhiên, do trứng có nhiều cholesterol nên người bệnh có thể ăn tối đa 2 trứng trong tuần.

- Cữ dầu mỡ: chất béo (có trong dầu, mỡ) là chất quan trọng cho cơ thể, vì nó là nguồn năng lượng tốt cho người bị xơ gan (1 g béo cho 9 kcal, nếu so với 1 g đường cho 4 kcal; 1 g đạm cho 4 kcal); giúp tái tạo lại các mô bị tổn thương, chất béo tham gia vào chức năng điều hòa mạch, huyết áp, miễn dịch... Vì vậy chất béo cũng rất cần cho người bệnh gan.

Nên ăn uống như thế nào?

Nguyên tắc chung áp dụng cho hầu hết bệnh nhân xơ gan là tuyệt đối không uống rượu. Nên ăn ít nhất 4 bữa trong ngày (3 bữa ăn chính, 1 - 2 bữa ăn phụ), trong đó duy trì bữa ăn phụ vào buổi tối (khoảng 8 - 9 giờ tối) với thức ăn nhẹ hay thức uống, sữa có hàm lượng cao chất BCAA (acid amin phân nhánh) là quan trọng, vì sẽ tốt cho gan và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Ăn chất tinh bột đường (cơm, bún, miến...) nhiều hơn so với bình thường sẽ giúp gan dự trữ lại nguồn năng lượng bị hao hụt trong ngày. Lượng đạm (thịt, cá, đậu hũ...) cần ăn trong ngày cũng tương tự lúc bình thường: 80 - 110 g cá (không tính xương), thịt nạc hoặc đậu hũ cho mỗi bữa ăn. Đạm từ cá và sữa có lợi cho người bệnh gan vì dễ tiêu hóa.

Không cần giảm béo nhiều, ăn lượng vừa phải vì chất béo giúp hấp thu nhiều vitamin (A, D, E, K) và tham gia rất nhiều các hoạt động chức năng của cơ thể (tái tạo lại tế bào, miễn dịch, đông máu...). Chỉ ăn ít trong trường hợp khó tiêu hay vàng da ứ mật. Nên ăn chất béo từ cá (cá thu, trích, ngừ hoặc cá hồi) và từ các loại dầu ăn. Hạn chế (cữ) thức ăn nhiều cholesterol, mỡ động vật (mỡ heo, bò, nội tạng hoặc da heo, gà, vịt). Tăng cường chất khoáng, chất xơ và vitamin từ rau, củ và trái cây tươi: 100 -120 g rau, củ cho mỗi bữa ăn, trái cây 200 - 300 g trong ngày.

Trường hợp xơ gan cổ trướng nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa ăn), trong đó nên duy trì bữa ăn tối với sữa giàu BCAA rất cần thiết. Ăn đầy đủ dinh dưỡng như người bình thường. Trong trường hợp vàng da ứ mật cần giảm lượng béo (dầu, mỡ) có trong khẩu phần ăn.

Trong tuần, thường xuyên ăn đạm từ cá hay đạm thực vật như các loại đậu, đậu hũ. Ăn lạt (nêm ít hơn 1 muỗng cà phê muối gạt ngang cho cả ngày), hoặc hạn chế nêm nước mắm, bột ngọt hoặc bột canh hay hạt nêm. Không chấm thêm muối khi ăn trái cây. Không ăn hoặc ăn rất ít những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ở các hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối, bột ngọt. Lượng dịch (nước) trong ngày tùy thuộc vào mức độ phù, báng bụng hoặc chức năng thận, cần được hướng dẫn của bác sĩ.

Trường hợp bệnh kèm đái tháo đường nên ăn bớt lượng chất tinh bột đường (cơm, xôi, bánh mì, bánh phở, khoai tây...): thường 1 chén cơm lưng cho mỗi bữa ăn hoặc 1 ổ bánh mì nhỏ hoặc 1 chén bánh phở... Nên ăn gạo ít chà xát hay gạo lứt để tăng cường chất xơ. Hạn chế ăn trái cây ngọt (sầu riêng, xoài chín, mít, nho ngọt, chuối...), thay vào đó có thể ăn (100 - 120 g cho 1 lần, ăn 2 lần trong ngày) một trong các loại như táo, lê, dâu tây, mận chua. Trong trường hợp khó kiểm soát đường huyết, tốt nhất cần được tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Trường hợp lơ mơ hoặc hôn mê cần phải được điều trị trong bệnh viện. Tùy tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phương thức dinh dưỡng bệnh nhân phù hợp, có thể đặt ống thông qua mũi tới dạ dày để nuôi ăn hoặc truyền chất dinh dưỡng trực tiếp vào máu.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…