Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 24/09/2005 15:40 (GMT+7)

Bệnh thương hàn và phương pháp phòng, chống

Người ăn phải thức ăn, đồ uống có nhiễm mầm bệnh, có biểu hiện lâm sàng, trung bình trong vòng từ 1 đến 3 tuần (biểu hiện lâm sàng sớm hay muộn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể từng người). Có người bị nhiễm song không có biểu hiện lâm sáng (thể ẩn), còn người phát bệnh sẽ có các dấu hiệu sau:

+ Sốt: Sốt tăng dần trong tuần lễ đầu và đạt mức cao liên tục 39 độ C đến 41 độ C vào tuần thứ 2 của bệnh tạo thành hình ảnh sốt cao nguyên, kèm theo sốt có ớn lạnh, rét run hay rét từng cơn và đổ mồ hôi (trường hợp này nếu sống ở vùng sốt rét lưu hành rất dễ bị chẩn đoán nhầm với sốt rét) chiếm 33%, mạch nhiệt phân ly chiếm từ 30 đến 60%.

+ Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: Người bệnh đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, những trường hợp nặng người bệnh li bì, mê sảng.

+ Triệu chứng tiêu hóa: Bụng hơi đầy, óc ách, gõ hố chậu phải đục, gan lách to từ 1 đến 3cm dưới bờ sườn, mật độ mềm chiếm tỷ lệ 30-50% các trường hợp. Trong tuần đầu người bệnh thường bị táo bón, xen kẽ với đi ngoài phân lỏng, tuần lễ thứ 3 trở đi phân lỏng và có mùi khắm và lẫn máu.

+ Đào ban (hồng ban) xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 10 chủ yếu ở bụng và hai bên mạng sườn, nốt ban tròn có đường kính từ 1-2mm nổi gờ trên mặt da, đào ban bị mất khi lấy ngón tay đè lên.

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm lưu hành địa phương, bệnh xẩy ra ở các nước vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra nhiều ở các tỉnh phía Nam hơn là các tỉnh phía Bắc.

Để không có người mắc và không có dịch xảy ra, chúng ta cần phải triển khai các công tác sau: Thường xuyên tuyên truyền giáo dục mọi người hiểu rõ tác hại của bệnh, luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (không uống nước lã, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi làm vệ sinh), vệ sinh môi trường, bảo đảm xanh-sạch-đẹp. Vệ sinh và bảo vệ nguồn nước ăn, không để nguồn nước bị ô nhiễm (giếng khơi cần phải định kỳ thau rửa và khử trùng bằng clorua vôi hay cloramin B). Các công trình vệ sinh phải được xây dựng đúng tiêu chuẩn vệ sinh, không để phân làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Tuyệt đối không dùng phân tươi để tăng gia, cần khuyến khích động viên mọi người trồng rau sạch. Những nơi hằng năm hay bị ngập úng, sau khi nước rút phải nạo vét lòng giếng và khử trùng nguồn nước bằng cloramin B 6-8g/m 3. Nhà ăn, nhà bếp xây dựng đúng tiêu chuẩn bếp một chiều, có nơi chế biến thức ăn sống riêng. Nơi đựng thức ăn có lưới để tránh sự xâm nhập của ruồi, nhặng, gián, chuột. Bếp ăn phải có đủ lồng bàn để đậy thức ăn. Người nấu bếp phải rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi làm vệ sinh, phải cắt ngắn móng tay. Tích cực diệt côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, nhặng) bằng phương pháp cơ học, hóa học.

Khi địa phương có người mắc bệnh phải báo cho các đơn vị và y tế, kịp thời triển khai các biện pháp xử lý. Tổ chức cách ly điều trị cho bệnh nhân, thời gian cách ly từ 2 đến 3 tuần đến khi bệnh nhân hết sốt và có kết quả xét nghiệm âm tính. Đồ dùng của bệnh nhân phải được khử trùng (luộc sôi hay ngâm trong dung dịch cloramin B 3%).

Nguồn: quandoinhandan.org.vn    17/9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.