Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/04/2005 17:53 (GMT+7)

Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Khoa Điềm* tại Hội nghị Khoa giáo toàn quốc năm 2004

Thưa các đồng chí!

Được sự phân công của Ban Bí thư Trung ương Đảng tham dự Hội nghị công tác khoa giáo năm nay, tôi xin gửi đến các đại biểu, các đồng chí lãnh đạo Ban Khoa giáo Trung ương, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ trong cả nước, tất cả những đồng chí có mặt, những tình cảm tốt đẹp nhất; chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Theo dõi bản báo cáo cũng như những ý kiến phát biểu của các đồng chí tại Hội nghị, tôi cho rằng, bản báo cáo lần này do Ban Khoa giáo trình bày có chất lượng tốt, có hai điểm mới so với những hội nghị lần trước tôi được tham dự. Thứ nhất, cách viết lần này có tổng hợp hơn, nên rõ nét hơn nhiệm vụ của công tác khoa giáo Đảng đối với các lĩnh vực chuyên ngành khoa giáo cả nước. Tôi cho rằng đây là nét mới bởi vì chúng ta đã làm sáng tỏ hơn, chủ động hơn công tác khoa giáo Đảng. Thứ hai, bản báo cáo đã đề cập đến tình hình khoa giáo ở các địa phương một cách cụ thể hơn.

Thưa các đồng chí!

Tổng kết công tác khoa giáo năm 2004 và triển khai nhiệm vụ năm 2005 của ngành khoa giáo cả nước, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, hoạt động của công tác khoa giáo năm qua được tiến hành trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, có cả những thời cơ lẫn những thách thức (thời tiết, dịch bệnh, hạn hán...). Trong bối cảnh đó, công tác khoa giáo vẫn được tập trung triển khai với quyết tâm cao, bản lĩnh và có tầm nhìn chiến lược. Có thể khẳng định rằng, những chủ trương, giải pháp lớn, sát thực và kịp thời của Đảng để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trong đó có lĩnh vực khoa giáo, được thể hiện tập trung qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX). Những chủ trương và giải pháp này không chỉ là định hướng chiến lược mà còn là những trọng tâm trước mắt của công tác khoa giáo năm 2004. Nét nổi bật tạo thuận lợi cho hoạt động khoa giáo trong năm qua là Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về lĩnh vực khoa giáo: Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tácbảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới”; Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình thời CNH, HĐH đất nước”; Thông báo kết luận 145-TB/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010”( www.vusta.org.vnnhấn mạnh). Những văn bản này không chỉ là quyết tâm cụ thể hoá đường lối của Đảng trên lĩnh vực khoa giáo, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác khoa giáo. Theo tôi, những quyết định dó cũng chính là cơ sở tốt, định hướng cho chúng ta bước vào Hội nghị này. Tôi muốn nói thêm rằng, trong vòng 1 năm, Ban Khoa giáo Trung ương đã chuẩn bị cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoảng 12 văn kiện, tôi cho đây là một khối lượng tham mưu rất lớn và là một thành tích đáng ghi nhận.

Thưa các đồng chí!

Đánh giá lại hoạt động của công tác khoa giáo năm qua, chúng ta có thể tự hào với những thành quả đã đạt được:

1. Năm 2004, năm được đánh giá có nhiều thành công trong hoạt động của các lĩnh vực khoa giáo: Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Ban Khoa giáo Trung ương triển khai thực hiện nhiều đề án quan trọng; bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác khoa giáo được củng cố và kiện toàn; công tác khoa giáo địa phương không ngừng được cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ chủ trương hướng mạnh về cơ sở; sự phối kết hợp giữa Ban Khoa giáo Trung ương với các bộ, ngành trong và ngoài Khối khoa giáo, với Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ trong công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, thẩm định, đặc biệt trong việc thực hiện các đề án do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, ngày càng chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Việc hoàn thành những nhiệm vụ trên, trước hết là do có sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, song điều không thể không nói đến là sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và đúng hướng của tập thể lãnh đạo Ban ở cả phạm vi Trung ương và địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ làm công tác khoa giáo trong cả nước.

2. Chuyển biến quan trọng và cũng là thành tựu nổi bật trong hoạt động của các ngành thuộc Khối khoa giáo trong năm 2004 là đã hướng mạnh vào giải quyết những vấn đề thực tiễn kinh tế - xã hội, chăm lo nhân tố con người và nguồn nhân lực xã hội, tập trung khắc phục những vấn đề còn nổi cộm, cung cấp những giải pháp khoa học thiết thực phục vụ cho việc giải đáp, tháo gỡ những vấn đề bức xúc, nảy sinh từ cuộc sống thực tiễn, tạo ra nhiều nhân tố tích cực cho quá trình phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực giáo dục - đào tạocó bước phát triển mạnh, như: tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh gọn, thực tiễn hơn; tập trung bồi dưỡng giáo viên cốt cán, giáo viên đứng lớp; tích cực biên soạn sách giáo khoa bậc tiểu học, trung học, trung học dạy nghề và các chương trình đào tạo đại học và sau đại học; tiếp tục chỉ đạo đổi mới cải tiến công tác thi và tuyển sinh, chương trình kiên cố hoá trường lớp được tập trung chỉ đạo, công tác phổ cập giáo dục được quan tâm; phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc được chú trọng; xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; công tác giáo dục quốc phòng đảm bảo đúng tiến độ; công tác xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo (nhất là Luật Giáo dục) có hiệu quả; việc đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giáo dục đi vào chiều sâu; công tác dạy nghề đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu đào tạo nghề năm 2004, tăng 7,3% so với năm 2003; xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề mới, nhất là dạy nghề cho thanh niên dân tộc, nông dân, bộ đội xuất ngũ, lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Lĩnh vực khoa học - công nghệcó bước phát triển rõ rệt: việc xây dựng các cơ chế, chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật được hoàn thành ở mức cao; đẩy mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; triển khai thúc đẩy việc xây dựng và phát triển tiềm lực KH-CN thông qua việc xây dựng các khu công nghệ cao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; thị trường KH-CN được thúc đẩy; KH - CN đã tập trung vào nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu triển khai và nghiên cứu điều tra cơ bản, đặc biệt là về bảo vệ môi trường, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia được xây dựng và tăng cường trang bị để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là phục vụ cho công tác giám định y khoa, cung cấp cơ sở khoa học cho giải quyết những hiện tượng nảy sinh bột phát được xã hội quan tâm.

Khoa học xã hội: tiếp tục được triển khai và hoàn thành các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005, các đề tài cấp bộ, cấp cơ sở của các bộ, ngành trong Khối khoa giáo và của các ban Đảng; tham gia tích cực vào tổng kết lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới ở Việt Nam, cung cấp luận cứ phục vụ việc chuẩn bị các Văn kiện Đại hội X của Đảng.

Lĩnh vực y tế: đã khống chế thành công dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm tuýp A chủng H5N1, dịch sốt xuất huyết, khắc phục kịp thời về dịch bệnh do bão lụt; thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên; ứng dụng và thực hiện rộng rãi các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh như ghép tạng, phẫu thuật nội soi, thụ tinh trong ống nghiệm; thực hiện thành công những giải pháp bình ổn giá thuốc; sản xuất được thuốc điều trị HIV/AIDS với giá rẻ; xây dựng và hoàn chính quy hoạch phát triển ngành.

Lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ emcũng đạt được những kết quả khả quan: công tác DSGĐ&TE đã có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ phát triển dân số của năm 2004 giảm 0,037%0so với năm 2003; công tác trẻ em tiếp tục thực hiện kế hoạch giải quyết trẻ em lang thang về với gia đình và hoà nhập cộng đồng; công tác gia đình đã mở rộng triển khai mô hình lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua nhóm tín dụng tiết kiệm phát triển kinh tế gia đình, các hoạt động tư vấn về gia đình (giáo dục giới tính, hôn nhân gia đình...), bước đầu thu hút được sự quan tâm của xã hội

Lĩnh vực thể dục thể thaocó sự chuyển biến mới. TDTT quần chúng được tổ chức theo hướng tăng cường về cơ sở, đặc biệt là ưu tiên các đối tượng và địa bàn trọng điểm, cả nước đã có trên 17,3% dân số tham gia luyện tập TDTT thường xuyên; 75% số trường học bảo đảm chương trình giáo dục thể chất có nề nếp, trên 95 % số cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định, thể thao thành tích cao được tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đã đạt nhiều giải cao ở khu vực, châu lục.

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Namđã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V - một dấu mốc quan trọng trong hoạt động và trưởng thành của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam; Liên hiệp hội ngày càng được mở rộng: có nhiều thành viên mới đã gia nhập Hội; công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã cung cấp những cơ sở khoa học xác đáng để các cấp chính quyền đưa ra những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân( www.vusta.org.vnnhấn mạnh).

Lĩnh vực môi trườngđược chú trọng đúng mức, Nhà nước đã dành 1% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường; pháp luật về bảo vệ môi trường được hoàn thiện hơn; công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện nghiêm túc, từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả; công tác giáo dục truyền thông môi trường cũng được xúc tiến đẩy mạnh.

3. Dưới sự chỉ đạo của Ban Khoa giáo Trung ương, sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ các tỉnh, thành uỷ cùng với sự tích cực, chủ động tham mưu của Ban tuyên giáo các cấp, từ tỉnh, thành đến quận, huyện, xã, phường và thị trấn, hoạt động của công tác khoa giáo các địa phương đã thực sự khởi sắc và đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo một dấu ấn đậm nét trong năm 2004. Nhiều tỉnh, thành phố đã có những hoạt động thể hiện rõ vai trò to lớn của công tác khoa giáo trong tiến trình CNH, HĐH đất nước.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác khoa giáo của Ban Tuyên giáo các địa phương đã đem lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giúp các cấp uỷ đảng địa phương có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo hoạt động tại cơ sở. Việc phát hiện, tổng kết, nhân rộng các nhân tố mới, mô hình mới đã tìm ra được những điển hình cần mở rộng cho cả nước. Việc xây dựng bộ máy tổ chức và bồi dưỡng cán bộ khoa giáo ở địa phương đã đi vào thực chất và có những bước tiến rõ nét; sự phối kết hợp giữa Ban Khoa giáo Trung ương với Ban Tuyên giáo các địa phương, giữa Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành uỷ với các sở, ban, ngành trong Khối khoa giáo địa phương đã tạo ra sự đồng bộ và hiệu quả trong hoạt động khoa giáo.

Với những kết quả rõ rệt đó của công tác khoa giáo trong năm qua, nhân dịp Hội nghị tổng kết công tác năm 2004, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích tốt đẹp của công tác khoa giáo cả nước; đặc biệt hoan nghênh và ghi nhận những đóng góp tích cực của Ban Khoa giáo Trung ương.

Thưa các đồng chí!

Mặc dù có những thành tựu mới, nhưng cần nghiêm túc nhìn nhận rằng, so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, cũng như nhu cầu, đòi hỏi của nhân dân và yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là so với những nhiệm vụ đặt trong Nghị quyết Đại hội IX và Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) cho các lĩnh vực khoa giáo, thì công tác khoa giáo vẫn còn bất cập; còn một khoảng cách lớn giữa thực tại và mong muốn; chưa bắt kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới. Một số vấn đề nổi cộm trong giáo dục - đào tạo, y tế, TDTT, DSGĐ&TE còn chậm được khắc phục. Nổi lên là chất lượng và phương pháp dạy và học trong GD-ĐT; trình độ đào nghề còn thấp và chưa đồng bộ; KHCN chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế - xã hộ và hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ chậm đổi mới; vấn đề y đức trong ngành y tế chưa tạo được chuyển biến cơ bản, chữa bệnh cho người nghèo còn khó khăn; còn nhiều khiếm khuyết trong công tác quản lý TDTT, công tác dân số “chững lại”, việc sinh con thứ ba đã diễn ra đáng lo ngại; công tác quản lý bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; còn thiếu những chính sách phát huy đội ngũ trí thức, chính sách đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao; đầu tư cho các lĩnh vực khoa giáo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thực sự nhận thức rõ vị thế quốc sách hàng đầu của công tác khoa học, giáo dục cả trong suy nghĩ và hành động thực tiễn; bộ máy công tác khoa giáo chuyên trách ở các tỉnh, thành phố còn mỏng, yếu và thiếu, chưa đủ sức làm tham mưu cho các cấp ủy. Đó là những vấn đề khá gay gắt mà trách nhiệm chủ quan của người làm công tác khoa giáo là phải vừa kịp thời tham mưu đề xuất, vừa nhanh chóng chủ động triển khai khắc phục.

Thưa các đồng chí!

Bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ của ngành khoa giáo năm 2005, tôi đồng tình với phương hướng chung và những nhiệm vụ cụ thể được trình bày trong báo cáo của đồng chí Đỗ Nguyên Phương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương tại Hội nghị lần này. Rồi đây, sau Hội nghị, các đồng chí sẽ có chương trình hành động cụ thể để hiện thực hoá những kết luận của Hội nghị khoa giáo toàn quốc. Trong khuôn khổ của Hội nghị này, tôi xin trao đổi với các đồng chí một số vấn đề chung để tiếp tục làm sáng tỏ nhiệm vụ của chúng ta.

Một là,năm 2005 - năm chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ X, công tác khoa giáo cần hướng đến và phục vụ kịp thời công tác tổng kết những vấn đề lý luận chung cũng như các lĩnh vực khoa giáo đáp ứng yêu cầu soạn thảo Văn kiện Đại hội X của Đảng. Hơn đâu hết, Khối khoa giáo là khối tập trung và đại diện cho đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ của cả nước, phải tham gia có chất lượng vào nội dung của Văn kiện, đóng góp về mặt chiều sâu của vấn đề, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động cho các luận điểm trong Văn kiện Đại hội X. Có rất nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực khoa giáo trong Văn kiện, song ở đây tôi chỉ xin nhấn mạnh là cần phải làm rõ văn hoá chính trị và văn hoá Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền; thể chế kinh tế định hướng XHCN; xác lập cơ sở lý luận cho sự phát triển bền vững; tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; nội dung và cơ chế của vai trò quốc sách hàng đầu trong GD-ĐT và KH-CN cơ sở lý luận và thực tiễn của thị trường định hướng XHCN trong GD-ĐT, KH-CN và y tế, những giải pháp lớn đột phá trong công tác CSSKND, trong y đức và trách nhiệm của người thầy thuốc, trong công tác DSGĐ&TE, trong TDTT, trong kết hợp bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế; mở rộng xã hội hoá trong lĩnh vực khoa giáo; luận chứng cho chiến lược đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao dân trí đồng đều, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong thời đại CNH, HĐH đất nước...

Thưa các đồng chí, đó chưa phải là tất cả, song chắc chắn là những vấn đề rất cơ bản, rất đáng được quan tâm lý giải. Tôi nghĩ rằng, Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo các địa phương cùng đội ngũ làm công tác khoa giáo trong cả nước phải nêu cao trách nhiệm và có kế hoạch thật tốt tổ chức nghiên cứu các vấn đề này.

Để tiến tới Đại hội Đảng lần thứ X, năm 2005, cũng là năm tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp. Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo các cấp và đội ngũ cán bộ đảng làm công tác khoa giáo các địa phương, những cán bộ, công chức nhà nước trong các lĩnh vực khoa giáo phải đầu tư trí lực, tham gia đóng góp có hiệu quả vào việc soạn thảo văn bản, công tác nhân sự, tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp. Hy vọng rằng, với trách nhiệm và cương vị được giao của mình, ngành khoa giáo cả nước sẽ tham gia thiết thực nhất vào Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.

Hai là, như đã đề cập chưa năm nào như năm 2004 Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị trong các lĩnh vực khoa giáo, và tôi tin rằng, năm 2005, Đảng còn ban hành tiếp nghị quyết, chỉ thị về các lĩnh vực khoa giáo. Đây không chỉ là điều kiện hết sức thuận lợi, mà còn là trách nhiệm rất nặng nề của công tác khoa giáo cả nước: phải quán triệt, phổ biến, triển khai thực thi để đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Trong việc triển khai và kiểm tra quá trình này, theo tôi, cơ quan khoa giáo của đảng và những người công tác trong các lĩnh vực khoa giáo, một mặt phải có trách nhiệm cao, quyết tâm lớn, nhiệt tình với công việc, có đảng tính cao trong xây dựng và thực hiện chương trình hành động cụ thể, mặt khác, lại phải tìm tòi, suy nghĩ một cách sáng tạo để vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào từng ngành, từng địa phương thật sát hợp, phát hiện những vấn đề còn bất cập để chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

Ba là,những hạn chế, nổi cộm trong các lĩnh vực khoa giáo như đã nêu ở trên đang làm cả xã hội quan tâm lo lắng và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các ngành thuộc Khối khoa giáo. Hơn ai hết và hơn lúc nào, các ngành trong Khối khoa giáo phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải có quyết tâm và giải pháp hữu hiệu để khắc phục những mặt yếu kém, ngăn chặn đi đến đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực.

Bốn là,năm 2004 cũng đánh dấu bước chuyển mới trong phương thức tham mưu của công tác khoa giáo. Các đồng chí đã tổ chức rất thành công các hội nghị, toạ đàm chuyên đề trong lĩnh vực khoa giáo, như Hội nghị công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và Khơ me, Toạ đàm về phương pháp luận đánh giá chất lượng giáo dục, về giáo dục trong kinh tế thị trường định hướng XHCN...Đây là những cách làm mới đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong công tác khoa giáo, được xã hội hưởng ứng và đánh giá cao.

Mong rằng, phát huy những kết quả và kinh nghiệm đã có, trong năm 2005 và những năm tiếp theo sẽ có những hội nghị, hội thảo chuyên đề đi vào những vấn đề cơ bản, sát và kịp thời hơn nữa để phục vụ tốt cho công tác tham mưu trong lĩnh vực khoa giáo.

Năm là, cần phải có phương hướng triển khai việc xây dựng bộ máy công tác khoa giáo cơ sở (xã, phường, thị trấn). Chúng ta đã có hướng dẫn liên ban 2613-HDLB/TTVH-KG-TC về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy khoa giáo từ tỉnh đến huyện, song đến nay chúng ta chưa có quy chế cụ thể cho hoạt động của công tác khoa giáo xã, phường, thị trấn. Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động sáng tạo và dám chịu trách nhiệm để tổ chức, tạo quy chế và tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho bộ máy công tác khoa giáo xã, phường, thị trấn hoạt động. Đây là những kinh nghiệm quý, bài học hay cần nhân rộng trong cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống thiết chế bộ máy của các ngành trong các lĩnh vực khoa giáo ở cơ sở còn chưa được hình thành, chẳng hạn như thiết chế bộ máy KH-CN tại xã, phường. Trong khi Đảng ta chủ trương KH-CN là một trong những lĩnh vực quốc sách hàng đầu, hơn nữa thực tế hoạt động mọi mặt của đời sống xã hội tại cơ sở hiện nay lại không thể thiếu vai trò giúp đỡ của KH-CN nhằm phổ biến kiến thức, chuyển giao KH-CN, đẩy mạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thì chúng ta lại chưa chú ý đúng mức để hình thành thiết chế bộ máy hoạt động của KH-CN tại cơ sở. Đây là công việc mà Ban Khoa giáo Trung ương cùng với Ban Cán sự Đảng Bộ khoa học - công nghệ và các cấp uỷ Đảng địa phương cần có tham mưu để sớm có chủ trương về vấn đề này.

Nhân đây tôi muốn trao đổi thêm với các đồng chí về công tác khoa giáo của Đảng.

Như các đồng chí đã rõ, công tác khoa giáo chúng ta đang bàn có 2 phạm vi: công tác của các ngành trong các lĩnh vực khoa giáo (trong y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học-công nghệ, thể dục thể thao, dân số, gia đình và trẻ em, môi trường, công tác trí thức...) và công tác khoa giáo đảng, cơ quan tham mưu của cấp uỷ Đảng. Vấn đề mà tôi muốn đề cập đến là công tác khoa giáo đảng vì đây chính là nội dung của công tác mà các đồng chí đang thực hiện. Công tác khoa giáo đảng phải tham mưu cho đảng những vấn đề chiến lược, tầm nhìn, đường lối, chủ trương, chính sách chung để Đảng chỉ đạo định hướng sự hoạt động và phát triển các lĩnh vực khoa giáo. Do đó, công tác khoa giáo đảng phải được tổ chức tốt hơn thành một bộ máy thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương để nó thực sự tương xứng với vị thế, tiềm năng lớn lao của lĩnh vực có tầm quốc sách này. Chỉ có như vậy hệ thống khoa giáo mới đủ sức tham mưu và giúp cho Đảng chỉ đạo công tác khoa giáo đúng hướng và có hiệu quả nhất. Chẳng hạn, ở xã, phường, thị trấn có thể thành lập ngay các tổ khoa giáo vì chúng ta đã có sẵn các ngành trong khối khoa giáo như giáo dục, y tế đã có mặt tại xã, phường. Bên cạnh đó, chúng ta phải sớm xây dựng ngay Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác khoa giáo đảng. Có thể nói trong thời gian qua, công tác khoa giáo của chúng ta có nhiều hạn chế, chưa theo kịp tình hình là do có nhiều lý do, song theo tôi, lý do quan trọng nhất là chúng ta chưa có Nghị quyết của Đảng về công tác khoa giáo đảng. Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác khoa giáo sẽ có nhiều nội dung phong phú đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy, tổ chức, kinh phí hoạt động...Để tạo điều kiện tối đa cho công tác khoa giáo phát triển nhằm chấn hưng đất nước, ở đây tôi chỉ xin sơ bộ gợi ý về nhiệm vụ của cơ quan công tác khoa giáo đảng:

- Tham mưu, chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học và góp phần vào việc hình thành tư duy sáng tạo, nâng cao trí tuệ, học thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Tham mưu cho các cấp uỷ Đảng từ trung ương đến địa phương ban hành các nghị quyết, chỉ thị về công tác trong các lĩnh vực hoạt động khoa giáo, đồng thời kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị đó.

- Tham mưu cho Đảng để chỉ đạo xây dựng đội ngũ trí thức khoa học - công nghệ, cũng như tham mưu cho Đảng có chính sách để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, trọng dụng các tài năng khoa học.

- Chỉ đạo hệ thống thông tin khoa học - công nghệ, tiến hành phổ cập tri thức khoa học - công nghệ, xây dựng phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học - công nghệ, vào các lĩnh vực hoạt động khoa giáo.

- Thẩm định, giám định, phản biện các dự án nhà nước dưới góc độ khoa học - công nghệ.

- Củng cố, phát triển, kiện toàn bộ máy khoa giáo từ trung ương đến địa phương.

Thưa các đồng chí!

Thời gian qua, ngành khoa giáo cả nước đã có nhiều hoạt động tốt, đem lại hiệu quả thiết thực. Hy vọng rằng, trong năm 2005 và những năm tiếp theo, các đồng chí sẽ đạt nhiều thành tích to lớn hơn nữa, đóng góp quan trọng vào thành công Đại hội X của Đảng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giữ vững quốc phòng an ninh.

Hội nghị của chúng ta được tổ chức tại Thái Nguyên, an toàn khu của cuộc kháng chiến chống thực dân cũ. Mấy chục năm qua Thái nguyên còn là một mảnh đất công nghiệp, một trung tâm GD-ĐT của các tỉnh miền núi phía Bắc, có tiềm lực KH-CN rất đáng kể. Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên giữ vững và phát huy truyền thống yêu nước và văn hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biến Thái Nguyên trở thành một đô thị ngày càng giàu đẹp, hiện đại

Xin chúc sức khoẻ các đồng chí!

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!


-----

* Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, phụ trách công tác tư tưởng – văn hoá và khoa giáo của Đảng.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).