Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 08/01/2015 20:15 (GMT+7)

Bài học kinh nghiệm từ dự án "Xây dựng năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ người dân sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện sinh kế"

Qua 2 năm triển khai, dự án đã trang bị kiến thức và kỹ năng truyền thông về BĐKH cho 30 cán bộ truyền thông của huyện Quảng Điền, nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân xã Quảng Phước, học sinh các trường THCS của xã Quảng Phước, Quảng An và thị trấn Sịa; Tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ cho 52 hộ gia đình tại xã Quảng Phước xây dụng hầm khí Biogas, biên soạn, phát hành 100 cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn và 100 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và sử dụng an toàn công trình khí sinh học; Hướng dẫn, giúp đỡ xã Quảng Phước thành lập 3 đội ứng cứu khẩn cấp khi có thiên tai bão lụt. Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ địa phương xây dựng phương án lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu với phát triển kinh tế - xã hội.

Với những hoạt động đã triển khai, dự án đã hoàn thành 4 mục tiêu đã đề ra: Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền và học sinh 2 xã lân cận (Quảng An và thị trấn Sịa) về BĐKH và khả năng thích ứng với BĐKH; Hỗ trợ và nâng cao khả năng tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến về chăn nuôi lợn an toàn, hiệu quả và kỹ thuật xây dựng và sử dụng công trình khí sinh học; Nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân địa phương về khả năng ứng phó với BĐKH và lồng ghép vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngoài ra, dự án đã tổ chức các lớp tập huấn, thi tìm hiểu về BĐKH và xây dựng các chuyên mục, chuyên đề phát thanh trên sóng đài huyện và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.

Ông Trần Giải - Giám đốc dự án cho biết: đến nay dự án đã được thực hiện và hoàn thành một cách cơ bản các mục tiêu đề ra. Mặc dù có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, các hoạt động của dự án đã được tiến hành một cách nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả. Về tổng thể, sau 24 tháng thực hiện dự án đã chứng minh tính phù hợp, hiệu quả và bền vững ở các khía cạnh khác nhau của dự án, đặc biệt là nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ và người dân xã Quảng Phước trong các vấn đề liên quan đến BĐKH.

Có thể nhận thấy rằng, vấn đề BĐKH tại thời điểm thiết kế và bắt đầu vận hành dự án luôn nhận được sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Đây là chủ đề nóng bỏng nhưng nhận thức của đa số người dân và cán bộ vùng triển khai dự án về vấn đề này còn mờ nhạt, do vậy nhu cầu về truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực đối với vấn đề BĐKH trở nên bức thiết. Dự án đã nhằm đúng vấn đề xã hội và cộng động cần nên khi vận hành thì nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, dự án nhận được sự hỗ trợ tích cực của nhà tài trợ và các bên liên quan, đặc biệt là UBND huyện Quảng Điền, UBND xã Quảng Phước nên không có sự cản trở nào, không có khó khăn, trục trặc lớn xảy ra. Ngoài ra, năng lực của đơn vị tiếp nhận dự án - Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế được các bên liên quan đánh giá rất cao về tính chuyên nghiệp, năng lực quản lý, điều phối và vận hành.

Ông Lê Đức Ưa - Chủ tịch UBND xã Quảng Phước cho biết: Sau 2 năm thực hiện, dự án đã giúp cho đội ngũ cán bộ và nhân dân trong xã nâng cao nhận thức về BĐKH và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua các hoạt động của dự án, cán bộ và nhân dân trong xã nhận thức được tác hại do biến đổi khí hậu gây ra trong đời sống cũng như trong sản xuất và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án cũng giúp cho 52 hộ dân xây dựng hầm Biogas vừa để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra vừa tạo ra năng lượng phục vụ cho sinh hoạt, giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, dự án đã giúp UBND xã có những kỹ năng cấn thiết để thực hiện lồng ghép BĐKH vào kế hoach phát triển KTXH của xã nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của BĐKH. Những kết quả mà dự án mang lại cho xã Quảng Phước góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, được cán bộ và người dân trong toàn xã vui mừng và đánh giá cao. Môi trường và kinh tế xã hội xã Quảng Phước đã có những chuyển biến tích cực, nhận thức và năng lực của cán bộ và người dân trong vấn đề biến đổi khí hậu được nâng cao.

Trong quá trình thực hiện, tất cả các hoạt động của dự án đều có sự bàn bạc thống nhất giữa Ban quản lý dự án và chính quyền địa phương trước khi triển khai. Các thông tin cơ bản của dự án đều được công khai, minh bạch. Ban quản lý dự án hoạt động rất nhiệt tình, năng lực điều hành tốt, bám sát hiện trường, thường xuyên triển khai các hoạt động kiểm tra giám sát và kịp thời điều chỉnh những thiếu sót. Đội ngũ cán bộ dự án được phân công, mô tả công việc cụ thể, trách nhiệm rõ ràng nên cũng dễ vận hành. Cán bộ quản lý dự án có một số quyền hạn linh hoạt trong những hoạt động cụ thể, chỉ khi nào có sự thay đổi các hoạt động mới phải xin ý kiến phê duyệt của Đại sứ quán. Ngoài ra, có một đơn vị tư vấn giúp nhà tài trợ nắm bắt thông tin và điều hành dự án tạo nên sự kết nối thuận lợi giữa nhà tài trợ và Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế.

Bai hoc2

Người dân rất phấn khởi khi được dự án hỗ trợ xây dựng hầm Biogas

Tại hội thảo tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của dự án được tổ chức vào ngày 16/8/2014, các đại biểu tham dự hội thảo đều đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện dự án. Hội thảo đã tổng kết bài học kinh nghiệm là: Việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi phù hợp góp phần quan trọng trong thành công của dự án. Nhóm các đối tưởng hưởng lợi là cán bộ và người dân cũng được lựa chọn để phù hợp với mỗi hoạt động cụ thể giúp cho việc đạt được kết quả đầu ra thuận lợi và mang lại những tác động có lợi cụ thể cho dự án; Dự án được thiết kế dựa trên nhu cầu cấp bách. Đó là nhu cầu cần nâng cao nhận thức và năng lực về BĐKH của cán bộ và người dân. Các hoạt động cụ thể được điều chỉnh linh hoạt để bám sát nhu cầu thực tế của đối tượng hưởng lợi mang lại ý nghĩa không chỉ cho dự án mà còn cho cộng đồng và xã hội nói chung; Phương thức nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực của dự án phù hợp với đối tượng hưởng lợi và định hướng phát triển chung giúp dự án đạt được những kết quả đề ra; Ban điều hành dự án bao gồm những người có chuyên môn, đồng thời có kinh nghiệm làm việc cho các dự án phát triển của các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Việt Nam. Đó là yếu tố quan trọng giúp cho dự án vận hành đạt hiệu quả; Cách thức triển khai dự án của BQLDA được tiến hành khoa học, hợp lý ngay từ khâu lựa chọn đối tượng hưởng lợi, lựa chọn chuyên gia, thiết kế và triển khai các hoạt động cụ thể. Trong mỗi hoạt động đều xây dựng đề cương chi tiết, sau mỗi hoạt động đều có báo cáo kết quả hoạt động; Công tác giám sát và đánh giá của dự án được thực hiện đảm bảo tính khoa học, khách quan, thiết thực, đúng lộ trình và mục tiêu; Dự án đã khai thác tốt sự ủng hộ của các bên liên quan như chuyên gia, đội ngũ tập huấn viên nòng cốt và bản thân người hưởng lợi, đặc biệt là chính quyền địa phương trong tất cả các hoạt động.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cần chú trọng, rút kinh nghiệm một số vấn đề như: Trong hoạt động nâng cao năng lực cần kết hợp học và thực hành trên thực tế nhiều hơn. Rất nhiều học viên bày tỏ mong muốn được thực hành những kiến thức đã học nhiều hơn để tăng khả năng tiếp thu bài giảng. Vì BĐKH là vấn đề khá mới mẻ nên đối với nhiều cán bộ và người dân, việc học kết hợp với thực hành trên thực địa sẽ giúp họ không chỉ nâng cao kiến thức mà còn biết cách vận dụng vào thực tiễn; Ban quản lý dự án cần phát huy hơn nữa sự đóng góp về chuyên môn và thời gian cho dự án.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.