Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/04/2006 00:16 (GMT+7)

Bác Hồ và mùa xuân 1950…

Năm 1976, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc toạ đàm với các nhân vật trực tiếp tham gia phục vụ chuyến đi ấy của Bác. Đồng chí Lâm Kính, cán bộ cao cấp của quân đội năm đó đã nghỉ hưu, cho biết: ngày 1 tháng 1 năm 1950, đồng chí cùng 2 cán bộ quân đội khác là Lê Phát (bảo vệ, phiên dịch), Ngô Vi Thiện (điện đài) rời an toàn khu đi làm nhiệm vụ. Chiều 2 tháng 1 năm 1950, Bác đã lên đường từ châu Tự Do (Tuyên Quang). Cùng đi với Bác có đồng chí Trần Đăng Ninh, bác sĩ Chánh, đồng chí Nhất (bảo vệ). Trước đó, ngày 29 tháng 12 năm 1949, Bộ trưởng tài chính Lê Văn Hiến đã trao cho Đoàn 50 đồng tiền vàng, đây là số đồng tiền vàng đầu tiên do Sở đúc tiền của chính phủ ta đúc để Bác Hồ làm quà tặng trong chuyến công du bí mật ra nước ngoài đầu tiên kể từ ngày toàn quốc kháng chiến.

Từ Tân Trào tới Trùng Khánh, đoàn đi bộ, đi ngựa. Đến tỉnh nào, tỉnh uỷ ở đó lo tổ chức đưa đón và bảo vệ. Từ Trùng Khánh tới Thuỷ Khẩu (Trung Quốc) là một đoạn đường nguy hiểm vì Trung Quốc vừa mới giải phóng, vùng biên giới còn đầy rẫy bọn tàn quân Tưởng và thổ phỉ cướp bóc, quấy phá. Đến Long Châu, đoàn liên lạc được với các đồng chí Trung Quốc, bạn đã cho xe đón đoàn ta đi Nam Kinh, rồi tới thủ đô Bắc Kinh…

Ngày 3 tháng 2 năm 1950, chỉ có Bác và đồng chí Trần Đăng Ninh đáp tàu liên vận đi Mátxcơva. Các đồng chí khác trong đoàn ở lại Bắc Kinh chờ Bác…

Tài liệu cuộc toạ đàm còn cho biết rằng, ngày 4 tháng 3, Bác đã trở lại Bắc Kinh. Ngày 11 tháng 3, đoàn lên tàu hoả về nước. Ngày 22, 23 tháng 3, tới biên giới và tiếp tục cuộc hành trình về lại Tân Trào bằng ngựa và đi bộ. Sáng 10 tháng 4 năm 1950, tại Tân Tràn, Bác đã dự phiên họp Hội đồng chính phủ…

Nhưng nội dung của chuyến gặp gỡ và làm việc của Bác với Stalin thì bạn đọc không thể biết điều gì cụ thể…

Cuối năm 1990, trên tạp chí Quan hệ quốc tế, Mai Hương trong bài báo cực ngắn (khoảng 200 chữ) với cái tên Hồ Chí Minh và Stalinđưa ra vài chi tiết rất hấp dẫn, dù nó không hề có xuất xứ. Tác giả viết: “Ngày 16 tháng 2 năm 1950, để chào mừng “Hiệp ước hữu nghị tương trợ đồng minh Xô – Trung” vừa được ký kết. Stalin tổ chức một bữa tiệc tại điện Kremlin. Chủ khách khoảng ba, bốn chục người, trong đó có Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Hồ Chủ tịch đang có mặt ở Mátxcơva cũng được mời dự. Trong bữa tiệc, Bác nói với Stalin: “Thưa đồng chí Stalin, tôi xin được thỉnh thị đồng chí”. Stalin cười nói: “Sao đồng chí lại thỉnh thị tôi? Tôi là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, còn đồng chí là Chủ tịch nước, chức vị cao hơn tôi, tôi phải thỉnh thị đồng chí mới đúng”. Bác nói nửa đùa nửa thật: “Các đồng chí vừa ký Hiệp ước với các đồng chí Trung Quốc. Nhân tôi đang ở đây, chúng ta cùng ký với nhau một bản Hiệp ước chứ?”. Stalin đáp: “Đồng chí sang đây là sang bí mật, làm sao có thể ký Hiệp ước với các đồng chí được”. Bác trả lời một cách hài hước: “Rất đơn giản, đồng chí cử cho một chiếc máy bay chờ tôi lượn một vòng, rồi cử người ra sân bay đón tôi rồi đưa tin lên báo công khai. Thế rồi sau đó chúng ta sẽ ký Hiệp ước với nhau”. Stalin nghe vậy không còn biết nói thế nào nữa, chỉ cười: “Sức tưởng tượng của người phương Đông các đồng chí thực phong phú”.

Gần đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho ra mắt thiên hồi ký Chiến đấu trong vòng vâytrong đó có một số trang dành cho sự kiện đáng quan tâm này. Đại tướng kể: “Qua Liên Xô, Bác gặp đồng chí Stalin. Những thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít vô cùng to lớn… Hơn 20 triệu người hy sinh. Nhiều thành phố trở thành đống tro tàn. Nhưng nền kinh tế của Liên Xô đã phục hồi với tốc độ nhanh chóng. Liên Xô đang tiếp tục phải đối phó với cuộc chiến tranh lạnh phương Tây, phải ra sức tăng cường quốc phòng. Trước đây Liên Xô không hiểu rõ tình hình cách mạng Việt Nam . Sau khi nghe Bác trình bày tình hình, Stalin đồng ý với đường lối chiến lược và sách lược của Đảng ta trong những năm qua. Về quân sự, Stalin khuyên ta nên chú trọng toàn bộ vùng rừng núi phía Tây, nắm được vùng này thì sẽ nắm được chủ quyền làm chủ cả nước.

Buổi tối, khi xung quanh đã yên tĩnh, Bác ngồi trầm ngâm rồi nói với chúng tôi: “Liên Xô phê bình ta chậm làm cải cách thổ địa. Đồng chí Stalin trỏ hai chiếc ghề rồi hỏi mình: “Ghế này là ghế của nông dân, ghế này là của địa chủ, người cách mạng Việt Nam ngồi ghế nào?”. Tới đây chúng ta phỉa làm cách mạng ruộng đất, Trung Quốc hứa sẽ giúp ta kinh nghiệm về phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất”.

Rồi Bác kể thêm, trong một buổi làm việc, thấy có cuộc hoạ báo Liên Xô đặt trên bàn, Bác cầm đưa Stalin, đề nghị ký một chữ làm kỷ niệm.Stalin vui vẻ ký rồi chuyển cho đồng chí Môlôtốp, Kazanôvích ngồi bên ký tiếp. Bác mang tờ báo về nhà khách. Nhưng hôm sau, không còn thấy tờ báo. Bác không bình luận gì về chuyện này.

Bác và đồng chí Trần Canh*
Bác và đồng chí Trần Canh*
Chúng tôi cũng lật lại những trang báo Sự thậtthời điểm đó xem có chút gì về những chi tiết của chuyến đi này. Số báo ra ngày 25 tháng 1 năm 1950,nghĩa là khi phái bộcủa Bác còn chưa tới Bắc Kinh, đã có đăng hai bức Thông điệpquan trọng: Thông điệpcủa ông Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước VNDCCH đề ngày 15 tháng 1 năm 1950 “công nhận chính phủ nhân dân Trung Quốc do chủ tịch Mao TrạchĐông lãnh đạo” và quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức. Thông điệpthứ hai, liền bên dưới của Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai đề ngày18 tháng 1 năm 1950, công nhận chính phủ ta và “nguyện ý kiến lập mối quan hệ ngoại giao với chính phủ VNDCCH và trao đổi Đại sứ để củng cố lại bang giao hai nước”.

Điều đặc biệt, cũng số báo này còn đăng Điện văn của Thống chế Xit-ta-Lin, gửi Hồ Chủ tịchvới “chapeau” của BBT: Nhân dịp lễ sinh nhật của Thống chế Xit-ta-lin, Hồ Chủ tịch có gửi điện mừng. Sau đây là bức điện trả lời của Thống chế:

“Nhân lễ sinh nhật của tôi, được điện chúc mừng của Chủ tịch, tôi kính gửi lời cảm tạ”.

Ký tên: Joseph Staline

Trở lại với sự kiện trên, xin giới thiệu với bạn đọc ý kiến của một nhân chứng khác, từ phía những người Nga.

Năm 1970, cuốn Hồi ký của Khơrútsốp, nguyên Tổng bí thư BCHTƯ ĐCSLX được đưa ra xuất bản ở nước ngoài. Bản dịch ra tiếng Anh được xuất bản ở Mỹ do Edward Cranshaw dịch và chú giải, in ở New York năm 1971.

Trong cuốn hồi ký này, Khơrútsốp đã dành nhiều trang kể lại sự kiện mà ông được tham gian, liên quan đến Stalin và cuộc làm việc với “phái bộ Hồ Chí Minh” ở Mátxcơva mùa xuân năm ấy. Khơrútsốp nói rằng, đó là lần đầu tiên mà ông được gặp Hồ Chí Minh khi Stalin còn sống mà lại ngay ở điện Kremlin, khi Hồ Chí Minh vừa đến núi rừng Việt Bắc xa xôi. Ông Hồ còn kể lại câu chuyện của cuộc hành trình từ biên giới Trung Quốc đến Liên Xô như thế nào…

Đáng chú ý là đoạn dưới đây: “Trong cuộc hội kiến, Hồ Chí Minh chăm chú nhìn Stalin - tác giả viết - bằng cặp mắt rất lạ thường. Tôi có thể nói đó là cái nhìn hết sức hồn nhiên, chân tình. Tôi nhớ rằng, Hồ Chí Minh đã cho tay vào vali của mình lấy ra một cuốn tạp chí, có lẽ là tạp chí Liên Xô ngày nayvà đề nghị Stalin ký làm kỷ niệm. Ở Pháp người ta hay tìm cơ hội xin chữ ký những nhân vật nổi tiếng. Có phải cụ Hồ cũng có cái thú đó? Có lẽ thực chất ý định của Hồ Chí Minh là muốn đồng bào mình thấy chữ ký của Stalin khi đem nó về nước. Stalin đã ký tặng vào cuốn tạp chí, nhưng sau đó ra lệnh bí mật lấy nó lại vì ông ta không an tâm khi chưa biết rõ về Hồ Chí Minh sẽ sử dụng chữ ký đó của mình vào mục đích gì…”.

Khơrútsốp còn nói: Hồ Chí Minh còn kể rất nhiều về cuộc chiến đấu ở Việt Nam và đề nghị Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vũ khí, đạn dược và đặc biệt yêu cầu gửi cho Việt Nam thuốc ký ninh chống sốt rét mà nền công nghiệp dược phẩm của kháng chiến chưa thể cung ứng đủ…

Khơrútsốp viết tiếp: Stalin đã đồng ý một cách hào phóng và nói: “Hãy gửi cho ông ấy nửa tấn”.

Chuyến đi bí mật của Bác Hồ mùa xuân năm 1950 còn góp phần quan trọng cho biết bao sự kiện tiếp theo của kháng chiến: tháng 4 năm 1950, Đại sứ quán Việt Namở Mátscơva được thành lập với vị Đại sứ đầu tiên là Nguyễn Lương Bằng, và sau đó hàng loạt pháo cao xạ 37 ly, những đoàn xe vận tải Môlôtôva xuất hiện trên những nẻo đường kháng chiến ở Việt Bắc như một biểu tượng sức mạnh của quân dân ta…

----------

* Khi qua Nhà giao tế thành phố Nam Ninh (Quảng Tây) Bác gặp đồng chí Trần Canh, đang trên đường đi nhận nhiệm vụ lãnh đạo tỉnh Vân Nam (21/1/1950). Bác tặng Trần Canh bài thơ Đường luật và tự dịch ra tiếng Việt để giải thích cho các cán bộ Việt Nam cùng đi:

Khi xưa gặp chú thanh niên

Nay chú cầm quân giữ soái quyền

Trăm vạn hùng binh theo lệnh chú

Giữ gìn cách mạng cõi Điền biên.

(Điền Châu là tên cũ của Vân Nam )


Nguồn: Xưa và Nay, số 75, 5/2000

Xem Thêm

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Tin mới

Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi Sáng tạo lần thứ 13 năm 2025
Ngày 02/ 4, Ban tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 13 - năm 2025 (Cuộc thi) đã tổ chức họp triển khai thực hiện. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh chủ trì; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức.
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...
Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em tổng kết Dự án
Ngày 28/3/2025, Trung tâm Nâng cao năng lực, Hỗ trợ Phụ nữ và Trẻ em (CSWC) phối hợp cùng Tổ chức PE&D đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đồng hành xây dựng hệ thống hỗ trợ phòng chống buôn bán trẻ em ở miền Nam và miền Trung, Việt Nam”. Dự án được VUSTA phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2022–2024 tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.