Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/11/2004 23:47 (GMT+7)

Ảnh hưởng của điện trường xung đến các ENZYM thực phẩm

Các nghiên cứu hiện nay là nghiên cứu chung của Mỹ-Tây Ban Nha về ảnh hưởng của điện trường xung mạnh đến các loại enzym thực phẩm khác nhau. G.V. Barbosa-Canovas thuộc khoa Kỹ thuật Sinh học, TrườngĐại học bang Washington và O. Martin và P. Elez-Martinez thuộc khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Lleida ở Tây Ban Nha, cho rằng kỹ thuật xử lý thực phẩm mới này thuận tiện vì tạo được mộtphương pháp bất hoạt vi sinh và enzym mà rất hạn chế làm tăng nhiệt độ thực phẩm. Do vậy, hiện nay có thể nhận được các loại thực phẩm ổn định hơn, ít bị thay đổi về thành phần, tính chất hóa lý vàthuộc tính cảm quan.

Nhiều nghiên cứu hiện nay dựa vào ảnh hưởng của enzym được treo lơ lửng trong dung dịch chứa nước và trong các thực phẩm như nước quả và sữa. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các loại enzym như:pectinmetylesteearaza, polyphenoloxydaza, polygalacturonaza, peroxydaza, photphataza kiềm, proteaza, lipaza và các loại enzym khác như lipoxygenaza, lactat đehydrogenaza, anpha-amylaza, glucoseoxydaza, lisozyme, pepsin và papain. Tuỳ theo loại enzym cụ thể, môi trường được sử dụng để treo và điều kiện xử lý điện trường xung cường độ cao, hầu hết đều bất hoạt gần như hoàn toàn các loạienzym, mặc dù có một số enzym có tính kháng với xử lý bằng điện trường xung. Cường độ điện trường, thời gian xử lý, số lượng xung, dạng sóng xung, độ phân cực của trường, tần suất và nhiệt độ xử lýlà các yếu tố điện trường xung có ảnh hưởng lớn đến sự bất hoạt enzym. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự bất hoạt là cường độ của trường và thời gian xử lý.

Sự bất hoạt enzym được mô tả như là một hàm số mũ của thời gian xử lý hoặc cường độ của trường và cũng có thể bằng các phương tiện mô hình thực nghiệm. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, trong cơchế bất hoạt bằng điện trường xung cường độ cao vẫn còn chưa được hiểu rõ, có nghĩa là quy trình xử lý bằng điện trường xung cường độ cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của enzym và do đó có thể xúctiến những sự thay đổi hoạt tính của enzym. Vì thế, cần nghiên cứu tiếp tục sự bất hoạt enzym để: (1) Kiểm soát tốt hơn các điểm tới hạn có liên quan, (2) Đạt được mức bất hoạt cao hơn, (3) Hiểu rõhơn cơ chế bất hoạt enzym và (4) Cho phép nâng cấp công nghệ cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Ba ứng dụng

Về các nghiên cứu đang tiến hành ở CHLB Đức, nhà nghiên cứu D. Knorr thuộc khoa Kỹ thuật Chế biến và Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Trường Đại học tổng hợp Berlin, đã đưa ra ba ứng dụng sử dụng điệntrường xung. Quy trình xử lý có thể dùng để tạo ra phản ứng stress ở sinh vật cũng như tạo ra sự thẩm thấu thuận và ngược cho các màng sinh học. Ba ứng dụng cho phép phát triển các quy trình mới vàđộc đáo để sản xuất hoặc tăng năng suất sản xuất các chất chuyển hoá cơ bản và thứ cấp, để cải thiện sự chuyển đổi các thành phần thực phẩm vào hoặc ra khỏi các hệ thống sinh học và để tác động cólợi và bất lợi đến khả năng sống của sinh vật.
Hầu hết các biến số của quá trình được nhóm nghiên cứu của Knorr nghiên cứu tương ứng với các yếu tố mà Barbosa-Canovas đưa ra, như cường độ trường tới hạn, đầu vào năng lượng tổng cộng, dạng hìnhhọc của xung và tần suất, cũng như thiết kế buồng xử lý, vị trí áp dụng điện trường xung như là một công đoạn trong quy trình chế biến thực phẩm. Các biến số này tạo cơ hội lớn để phát triển quytrình. Tại hội nghị, đã đưa ra ví dụ sử dụng công nghệ để "Cải thiện sự chuyển khối trong chế biến nguyên liệu thực vật, như khử nước, chiết xuất và biểu hiện, cũng như chứng minh tiềm năng gâystress để sản xuất các chất chuyển hoá hoặc sử dụng thẩm thấu có kiểm soát các màng sinh học để giải phóng có mục đích và kiểm soát các chất chuyển hóa vi khuẩn và thực vật. Knorr cũng thảo luận vềvấn đề phát triển quy trình chế biến bằng nhiệt, sử dụng điện trường xung cho mục đích bảo quản thực phẩm.

Nguồn: Technology Forecasts, 12/2003

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.