Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/07/2014 16:22 (GMT+7)

Ăn rau muống cần hết sức lưu ý

  Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…

Tuy nhiên chúng ta  không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại  kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học  Fasciolopsis buski,chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan… Do đó, tốt nhất là phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.

Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng râu muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm nên rất bẩn và ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Nếu ăn rau muống sống, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Còn theo Đông y, những  người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.