Alcatel muốn trở thành “một xí nghiệp không nhà máy”
Ngày 26/6/2001, TGĐ Alcatel, ông Serge Tchuruk đã thông báo trong một cuộc họp báo do nhật báo Wall Street tổ chức tại Luân đôn là ông muốn biến tập đoàn của mình thành một xí nghiệp không có nhàmáy. Người khổng lồ về thiết bị viễn thông của Pháp đã ấn định thời hạn 18 tháng để giảm số nhà máy từ 120 trên toàn thế giới hiện nay xuống còn 12, thậm chí ít hơn. ý định của tập đoàn là chuyểnnhững hoạt động công nghiệp của mình cho các nhà thầu và tập trung vào những hoạt động nghiên cứu – triển khai hay dịch vụ. Ông chủ của tập đoàn khẳng định là “sẽ không có thảm kịch về xã hội nào xảyra” và đặc biệt sẽ không có chuyện sa thải hàng loạt.Cũng mới đây, tập đoàn này đã bán nhà máy Laval chuyên sản xuất điện thoại di động cho Flextronics, một công ty của Singapore. Tập đoàn của Hà Lan Phillips đã thông báo một quyết định tương tự: việcsản xuất điện thoại di động của tập đoàn đã được nhượng lại cho công ty China Electronics Corporation, một doanh nghiệp Nhà nước của Trung Quốc.
Trong số những hành động cơ cấu lại của hầu hết các công ty lớn về viễn thông trên thế giới, tuyên bố của Alcatel gây bất ngờ nhất. Tính tới ngày 31/12/2000, doanh nghiệp Pháp này có khoảng 131 598nhân viên trên thế giới, phân bố chủ yếu ở châu Âu, châu á và Hoa Kỳ. Khoảng 29% nhân viên làm việc trong 20 cơ sở khác nhau tại Pháp, 13% tại Đức và 28% ở phần còn lại của châu Âu.
Việc cơ cấu lại của Alcatel, theo giới quan sát, sẽ ảnh hưởng đến khoảng 10 000 đến 12 000 nhân công trên thế giới. Các công đoàn đã ngay lập tức phản ứng trước tuyên bố này. Ông Jean-Pierre Clavaud,đại diện của công đoàn trung ương CGT, cho biết: “Trong cuộc họp của HĐQT, ông Tchuruk đã lên danh sách những hoạt động sẽ không được xí nghiệp thực hiện nữa. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng kế hoạch nàysẽ kéo dài trong nhiều năm. ở Pháp, gần 12 cơ sở sẽ có thể bị ảnh hưởng, tức là khoảng từ 4000 đến 5000 nhân công. ở một số tập đoàn lớn, tình trạng sa thải nhân công cũng đã xảy ra. Năm nay, Nortelcó thể phải giảm 1/3 nhân công (khoảng 30 000 người); Lucent 20000 chỗ làm; Ericsson là 13000; Siemens là 8000; Motorola là 11 000.
Thông dụng hoá hoạt động sản xuất điện thoại di động GSM
“Giá trị gia tăng của các xí nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông đã dịch chuyển. Nó không còn ở những công nhân kĩ thuật cao chuyên lắp đặt các sản phẩm nữa mà ở những kĩ sư sáng tạo phần mềm haytrong hoạt động thương mại”. Laurent Balcon, nhà phân tích của Global Equities đã nhấn mạnh như vậy. Thực vậy, các thiết bị viến thông phát triển theo hướng tiêu chuẩn hoá hơn. Thậm chí điện thoại diđộng trở thành một sản phẩm tiêu dùng. Từ giờ trở đi, các công ty không tên tuổi có thể thâm nhập vào thị trường gia công sản phẩm này với chi phí thấp nhất ở Trung Quốc và Đài Loan. Sự thông dụngcủa điện thoại di động GSM giải thích những quyết định mới đây của Phillips, Ericsson hay Alcatel ngừng sản xuất loại sản phẩm này. Để tái lập một hàng rào xâm nhập vào thị trường này, các tập đoànlớn muốn duy trì đặc quyền của mình trong phát triển công nghệ từ GMS sang GPRS (General Packer Radio Service), một giai đoạn khó khăn trước khi bước ra thế hệ thứ ba UMTS. Nhưng việc thực hiện côngnghệ GPRS đã chậm một năm so với lịch trình. Sự thay đổi này minh hoạ tất cả tính phức tạp của những công nghệ trên và thể hiện cuộc chiến để giành vị trí nhà cung cấp thiết bị viễn thông tốtnhất.
Cải thiện lợi nhuận tài chính là một trong những động cơ của việc cơ cấu lại. Các công ty mong muốn tăng thị phần trong lĩnh vực dịch vụ, nơi có lợi nhuận khả quan hơn. Và dĩ nhiên là muốn bán tốngbán tháo những hoạt động sản xuất, nơi có lợi nhuận ít hơn. Sự vận động này cũng được tạo thuận lợi bởi sự xuất hiện các công ty chuyên thầu lại. Những công ty này cùng với việc mua lại các nhà máyđã trở thành những người khổng lồ trong lĩnh vực điện tử với một mạng lưới các cơ sở trên thế giới. Trước khi quan tâm đến các thiết bị viễn thông, các công ty như Solectron (Mỹ), Flextronics(Singapore) hay Celestica (Canada) đã bắt đầu phát triển nhờ các khách hàng lớn như IBM, Hewlett-Packard hay Cisco. Còn phải chờ xem tất cả các nhà máy có tìm được người mua không. Lucent đã rất khóbán hai nhà máy của mình ở Mỹ, và Phillips đã không tìm thấy được người mua cho nhà máy của mình ở Mans.
Còn công nhân của các tập đoàn lớn, tương lai nào cho họ dưới sự quản lý của các nhà thầu? Soletron, công ty Mỹ đã mua một nhà máy của Ericsson ở Longuenesse cách đây 2 năm và nhà máy Matra-Nortel(cả hai đều ở Pháp) trong cuộc họp HĐQT đã công bố kế hoạch giảm chỗ làm ở Pháp. Một dự báo cho điểm gở sắp xảy ra.
(Tổng hợp từ Le Monde, ngày 27-28/6/2001)