Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/07/2005 14:31 (GMT+7)

4 ngôi mộ cổ kể thêm về lịch sử nhà Tây Sơn

Theo công bố mới nhất của TT Khảo cổ học, cả 4 ngôi mộ đều được làm bằng hợp chất, bia được khắc chữ Hán (nhưng một số chữ  đã bị đục do sự cố ý của người thờiđó). Mộ số 1 khá quy mô, bề thế với diện tích 34,80m 2, có đủ vòng thành, trụ búp sen, bia mộ, sân mộ, bình phong và nấm mộ. Các họa tiết  trang trí trên bia, bức bình phong, trụbúp sen, vòng thành huyệt mộ và nấm mộ khá đẹp, với dây lá cách điệu và hoa văn sóng nước tiêu biểu cho cuộc sống người Nam Bộ xưa. Nấm mộ hình voi phục - dạng mộ xưa chỉ dành cho những người giàu,hoặc có địa vị trong xã hội. Căn cứ vào bia mộ thì chủ nhân là người đàn bà họ Phan, có chồng họ Hà. Sở dĩ mộ của bà bị đục bia vì chồng bà là  quan Tổng giám Hà phủ (tức phủ Bình Dương, ĐồngNai cũ). Ba ngôi mộ còn lại hoặc không có bia, hoặc có nhưng đọc không rõ. Dưới  4 ngôi mộ đều chỉ còn lại xương cốt và một số đồ tuỳ táng như 8 nút áo bằng đồng, hột hổ phách, miếng ngà voihình tròn...

Theo nhà khảo cổ Đỗ Đình Truật,  các  ngôi mộ đều được xây vào thời trước lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (1802). Giai đoạn này đất nước loạn lạc, chiến tranh liên miên, nên  thân nhân củangười quá cố  đã không dám dựng bia, ghi rõ họ tên vì sợ bị trả thù... Tuy nhiên, căn cứ vào chất liệu mộ, bia và các yếu tố trong lòng đất, các nhà khoa học kết luận: Chủ nhân của 4 ngôimộ cổ  thuộc nhóm người đến khai hoang, lập ấp, sinh sống sớm ở vùng An Bình - Đồng Nai. Còn những dấu vết trên các bộ xương sau khi chỉnh lý phát hiện thấy, như bị vỡ xương sọ, xương hàm, hoặchư nát cột sống... giúp các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng  liệu đó có phải là những nạn nhân trong  sự kiện quân Tây Sơn tiến hành cuộc trả thù khốc liệt ở vùng này, đánh đuổi quân Nguyễn Ánh và người Hoa ở Cù Lao Phố  chạy xuống ngã ba Giồng (Tiền Giang) và  đê Tàu Hũ - Chợ Lớn ngày nay với mục đích  trả thù cho cái chết của đô đốc  nhà Tây Sơnlà  Phạm Ngạn? 

Cuộc khai quật 4 ngôi mộ cổ ở Đồng Nai có một ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử vùng đất này trong quá trình khai hoang lập ấp từ thời Chúa Nguyễn đến triều Nguyễn Gia Long. Thời kỳmà ngành sử học còn "bí" vì chưa thể nắm rõ từng tập đoàn sinh sống ở đây, di dân ra sao, vì lý do nào? Vùng Đồng Nai Trấn Biên có mặt người Việt sớm nhất, do danh tướng Hùng Lộc của Chúa HiềnVương (1698-1700)  đem quân tiến dần vào Nam . Ngoài ra còn có  tập đoàn người Hoa do Trần Thường Xuyên người Lôi Châu - Quảng Đông đến đây lánh nạn giặc Mãn Thanh. Đến giai đoạn  Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ tranh hùng ởxứ Gia Định, thì Đồng Nai là một địa bàn quan trọng  của quân Tây Sơn và  vùng sình lầy ở các tỉnh phía tây Gia Định trở thành địa bàn sống còn của Nguyễn Ánh. Trải qua baothời kỳ loạn lạc và sự tranh giành của những thế lực ở đây trước kia, việc lưu giữ di tích mộ cổ số 1 và xây dựng một khu nghĩa địa cổ tại khu Văn Miếu (Đồng Nai) để nghiên cứu về lịch sử làđiều đáng trân trọng của tỉnh nhà.
                                                        Nguồn: laodong.com.vn      5/7/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
Sáng ngày 28/12/2024, Lễ trao giải cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh” do Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức đã chính thức diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở HWS (Hanoi Westminster School), Hà Nội. Gần 150 thí sinh từ các miền tổ quốc đã trực tiếp đến nhận giải.