Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/01/2015 21:14 (GMT+7)

2082 chủng gen được công bố trong CSDL nguồn gen vi sinh vật toàn cầu

ge12 11

Biểu đồ thống kê cơ sở dữ liệu quốc tế về nguồn gen vi sinh vật
http://gcm.wfcc.info/StatisticgraphServlet)

Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật Việt Nam (VTCC) thuộc Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (ĐHQGHN) được thành lập từ năm 1996. Từ các đề tài hợp tác nghiên cứu trong nước và Quốc tế, VTCC đã thu thập, lưu giữ và bảo quản các nguồn gen vi sinh vật có giá trị, có khả năng ứng dụng trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm thương mại có giá trị cao như probiotics, enzyme sử dụng trong chăn nuôi, chế phẩm dùng trong đấu tranh sinh học, mỹ phẩm và các chất kháng khuẩn.

VTCC là thành viên của Liên hiệp Bảo tàng Giống Vi sinh vật Quốc tế (WFCC) từ năm 2008 và hiện đang là thành viên tích cực của Trung tâm Dữ liệu nguồn gen Vi sinh vật Thế giới (WDCM). Hằng năm, VTCC không những cung cấp nhiều chủng giống vi sinh vật hữu ích cho các đơn vị nghiên cứu khoa học trong nước, các nhà máy sản xuất và các trường Đại học mà còn là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý từ nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước. Bên cạnh đó, VTCC thường xuyên mở các lớp đào tạo cơ bản và nâng cao về phân loại vi sinh vật theo các phương pháp hiện đại.

Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật là một trong những hoạt động khoa học quan trọng tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học từ nhiều năm qua. Hoạt động này đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo ĐHQGHN xuất phát từ vai trò lâu dài của nguồn gen vi sinh vật cho phát triển khoa học công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói riêng của đất nước.

Với mục tiêu xây dựng và quản lý nguồn gen vi sinh vật theo chuẩn quốc tế (WFCC) có giá trị cao về đa dạng sinh học và khai thác, làm nền tảng cho nghiên cứu phát triển khoa học sự sống và công nghiệp sinh học quốc gia, đến nay Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật Việt Nam (VTCC) đã phân lập, tuyển chọn được 9257 chủng vi sinh vật có giá trị có nguồn gốc trong và ngoài nước, đưa vào bảo quản.

Công tác tư liệu hóa nguồn gen đặc biệt được chú trọng, có trên 3300 nguồn gen được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Bảo tàng, sẵn sàng cung cấp cho các cán bộ khoa học và đơn vị trong nước có nhu cầu.

Trong số các chủng vi sinh vật đang được lưu giữ tại VTCC có 2082 nguồn gen đã đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đã đăng ký thành công vào cơ sở dữ liệu nguồn gen vi sinh vật toàn cầu http://gcm.wfcc.info.

Từ khi thành lập đến nay,  VTCC đã phát triển tiềm lực cơ sở vật chất thành một đơn vị có các trang thiết bị cơ bản, nguồn nhân lực có chuyên môn cao cho công tác định danh và quản lý nguồn gen.

Bảo quản các nguồn gen trong ni-tơ lỏng tại Viện VSV&CNSH (Ảnh: Bùi Tuấn)

Bên cạnh đó, VTCC luôn tập trung cho việc xây dựng tiềm lực (nhân lực và vật lực), đồng thời, phát huy vị thế của ĐHQGHN trong việc mở rộng hợp tác quốc tế với các Trung tâm nguồn gen tại các nước phát triển có lịch sử lâu dài như Anh, Nhật, Bỉ giúp cho việc đào tạo lưc lượng cán bộ khoa học có chuyên môn cao trong công tác định danh và quản lý nguồn gen vi sinh vật. Thông qua các chương trình hợp tác cụ thể và hội thảo khoa học mà Ngân hàng gen vi sinh vật của VTCC đã  chuẩn hóa và phát triển từng bước vững chắc. VTCC đã là đầu mối hợp tác quốc tế về nguồn gen vi sinh vật trong mạng lưới ACM (Asian Consortium for the conservation and sustainable Use of Microbial Resources).

Với các kết quả trên, VTCC đã được Bộ KHCN tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật. Trong giai đoạn 2015-2020, VTCC thực hiện dự án nâng cấp Bảo tàng Giống chuẩn Vi sinh vật Việt Nam thành Trung tâm nguồn gen vi sinh vật Quốc gia nhằm đạt chất lượng quản lý nguồn gen vi sinh vật tương đương khu vực và đảm bảo chủ động cung cấp nguồn gen có giá trị, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của quốc gia.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…