10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của Việt Nam
1. Phát hiện kinh thành Thăng Long cổ dưới nền đất Ba ĐìnhSự kiện gây chấn động dư luận từ đầu tháng 9, khi các nhà khoa học công bố khai quật hơn 4 triệu hiện vật dưới nền đất Ba Đình rộng 16.000 m2, khu vực dự kiến xây dựng nhà Quốc hội. Số hiện vật gồmnhiều loại hình phong phú: đầu rồng, đầu phượng, lá đề gắn trên ngói đầu ống; trụ móng bằng sỏi và gạch vụn; đồ gốm, sứ; đồ trang sức; tiền cổ; vũ khí bằng đồng, đá... Trong đó, có những di vật từthế kỷ 7, niên đại trên 1.300 năm.
Đây là sự kiện lớn nhất trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và Đông Nam Á. Di tích thành Thăng Long cổ là bằng chứng vật thể quý giá và xác thực nhất về các thời đại lịch sử của nước Đại Việt qua cáctriều Đinh - Lý - Trần - Lê - Nguyễn.
Tổng số vốn đầu tư cho việc khai quật lên tới 20 tỷ đồng, gấp gần 20 lần kinh phí hằng năm đầu tư cho ngành khảo cổ. Địa điểm xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia được di dời và việc thi công nhàQuốc hội được hoãn lại. Diện tích khảo sát khu khai quật được mở rộng ra thành 22.400 m2.
2. Viện Công nghệ sinh học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) đã thực hiện thành công việc giám định hài cốt liệt sĩ bằng kỹ thuật gene
Đây là kết quả xét nghiệm tuyệt đối đúng của các nhà sinh học để sử dụng trong mối liên quan đến phả hệ của liệt sĩ, giúp thân nhân liệt sĩ tìm lại được hài cốt của mình.Muốn giám định hài cốt liệtsĩ bằng kỹ thuật này cần có mẫu hài cốt (một chiếc răng hoặc mẩu xương nhỏ) của liệt sĩ và mẫu máu của thân nhân liệt sĩ, tốt nhất là mẫu máu có quan hệ huyết thống đằng mẹ. Viện Công nghệ sinh họcđã xây dựng ngân hàng dữ liệu về thân nhân liệt sĩ, gene hài cốt liệt sĩ và gene mẫu máu thân nhân liệt sĩ và nhận giám định miễn phí các trường hợp xác định hài cốt liệt sĩ do các cơ quan chức năngchuyển đến, kết quả có sau 2-3 tuần kể từ ngày nhận mẫu.
3. Viện Nhi trung ương phẫu thuật thành công tách hai bé song sinh Lê Thị Cúc - Lê Thị An dính liền bụng
Hai cháu bé quê Thanh Hóa này đã được chuyển lên Viện Nhi trung ương với tình trạng dính liền nhau, chung nhiều cơ quan nội tạng như gan, đường tiêu hóa, màng tim, cơ hoành, xương ức...Kíp phẫu thuật gồm các tiến sĩ, bác sĩ, y tá trong Viện Nhi trung ương và GS Thimolthy Pruett, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng thuộc Đại học Virginia (Mỹ). Theo dự kiến của các chuyên gia, tỷ lệ khả năng sống sót của hai bé Cúc - An là 50-60%, còn nếu cứu sống một trong hai đứa trẻ là 70%. Tuy nhiên, sau 10 tiếng đồng hồ phẫu thuật, được cộng đồng y tế thế giới theo dõi qua internet, các bác sĩ Việt Nam đã mổ thành công tách rời hai bé gái nàỵ Đây là ca mổ thành công ngoài sức tưởng tượng của các tay dao hàng đầu trên thế giới, trong khi ca mổ tách sọ cặp song sinh trưởng thành người Iran tại Singapore đã thất bại: cả hai chị em Ladan và Laleh đều tử vong. 4. Thêm một bệnh viện thực hiện phẫu thuật tim hở trong năm 2003 Đó là Bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh. Đây là một trong những giải pháp rốt ráo của ngành y tế Việt Nam trước tình trạng còn 6.000 bệnh nhân trên toàn quốc đang được chờ mổ tại Viện Tim TP Hồ Chí Minh. Như vậy, Bệnh viện Thống Nhất là đơn vị thứ 6 của cả nước thực hiện phẫu thuật tim hở sau Viện Tim TP Hồ Chí Minh và các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế và Chợ Rẫy. Sẽ có nhiều bệnh nhân được phẫu thuật cứu sống do không phải chờ đợi như trước đâỵ 5. Hội nghị Công nghệ thông tin - truyền thông châu Á và châu Đại Dương (ASCOCIO SUMIT 2003)
|