Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 00:36 (GMT+7)

10 kỷ lục thú vị của khoa học

1. Vi khuẩn lớn nhất:Đó là vi khuẩn Thiomargarita namibiensis, được phát hiện do công của nhà sinh vật học người Đức Heide Schulz. Với kích thước lên tới 0,75mm chiều rộng, loài vi khuẩn này có thểnhìn thấy bằng mắt thường.

2. Ngân hàng máu lớn nhất:Hội chữ thập đỏ Mỹ là đơn vị cung cấp máu, huyết thanh và mô lớn nhất thế giới. cơ quan này đảm nhận cung cấp hơn một nửa nhu cầu về máu cho toàn bộ nước Mỹ. Mạnglưới nhận và cung cấp máu của Hội chữ thập đỏ Mỹ trải rộng trên hơn 3.000 bệnh viện, với khoảng 4,5 triệu người tình nguyện hiến máu định kỳ.

3. Thấu kính lớn nhất:Thấu kính quang học khúc xạ lớn nhất trên thế giới được một nhóm nghiên cứu Mỹ do Thomas Peck phụ trách chế tạo tại Trung tâm Quang học thuộc ĐH Arizona. Công trình đượchoàn thành vào tháng 1/2000, có đường kính lên tới 1,827m.

4. Mô hình chuỗi ADN dài nhất:Mô hình chuỗi ADN dài nhất hiện đang được đặt tại Earl"s Court (London, Anh). Với chiều dài 12m, mô hình này bao gồm 300 cặp nucleotit. Một điều đặc biệt nữa làcác cặp nucleotit nói trên được tạo ra từ công sức của 3.000 học sinh Anh và nhiều đại diện nổi tiếng của giới khoa học, chính trị và nghệ thuật, trong đó có cả Francis Crick, một trong hai nhànghiên cứu tìm ra cấu trúc chuỗi ADN.

5. Công cụ khoa học lớn nhất:Đó là máy gia tốc LHC, đặt tại trung tâm nghiên cứu gần biên giới Pháp và Thuỵ Sỹ. Máy gia tốc LHC là một tuyến ống chạy theo vòng tròn dài 27km, đường kính 3,8m, đặt ởđộ sâu 100m dưới lòng đất. Nhiệm vụ chính đặt ra cho LHC là nghiên cứu vụ nổ lớn Big Bang, bản chất của các hạt cơ bản và những lý thuyết liên quan. Nó chính thức được đưa vào sử dụng năm 1989 vàđóng cửa lúc 8 giờ sáng ngày 2/11/2000.

6. Màn hình vô tuyến dài nhất:Màn hình vô tuyến dài nhất thế giới hiện đang được đặt tại trường đua ngựa Shatin (Hồng Kông). Với chiều dài 70,4m và chiều cao 8m, đây là sản phẩm hợp tác giữacông ty Mitsubishi của Hồng Kông và Nhật Bản.

7. Phòng thí nghiệm có nhiều nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel nhất:Vinh dự này thuộc về phòng thí nghiệm Bell (Mỹ) với 11 nhà khoa học được trao giải Nobel.

8. Máy phát tia X mạnh nhất:Z Machine, chiếc máy phát tia X đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia (New Mexico, Mỹ) có thể phát ra tia X với công suất gấp 80 lần công suất các máy phát điệntrên toàn thế giới.

9. Công trình nghiên cứu quy mô và hệ thống nhất về một địa điểm bị... "ma ám":Từ ngày 4 đến ngày 17/4/2001, nhà tâm lý học Richard Wiseman thuộc ĐH Hertfordshire (Anh) đã cho tiến hành mộtthí nghiệm khoa học chuyên sâu nhằm kiểm tra phản ứng của 250 người tình nguyện tại những địa điểm bị nghi ngờ là "có ma" ở Edinburgh. Rất nhiều thiết bị cảm ứng hiện đại đã được huy động, bao gồm từkế, thiết bị quét hình ảnh cảm ứng nhiệt, đo không khí và cảm ứng chuyển động, đồng hồ đo mức ánh sáng cùng nhiều máy ảnh, máy quay phim.

10. Lượng chì được biến thành vàng nhiều nhất:Năm 1980, tại phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley, một nhà khoa học Mỹ là Glenn Seaborg (1912–1999) đã biến vài ngàn nguyên tử chì thành vàng. Đâylà kỷ lục chính thức được tài liệu khoa học công nhận. Chi phí tạo vàng theo nguyên tắc của Glenn Seaborg cao đến mức không thể áp dụng vào sản xuất công nghiệp, nhưng thành công này đã giúp khoa họcvén lên bức màn bí ẩn về hòn đá tạo vàng thời Trung cổ.

Nguồn: Khánh Hà(Theo Guinessworldrecords) VietnamNet 9/2/2005

Một góc của máy gia tốc LHC
Một góc của máy gia tốc LHC
Vi khuẩn lớn nhất thế giới có thể thấy bằng mắt thường
Vi khuẩn lớn nhất thế giới có thể thấy bằng mắt thường

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng 2025: Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái năng lượng an toàn, hội nhập
Ngày 28/7, Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng thường niên 2025 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng: Tầm nhìn và Hành động” đã diễn ra tại Hà Nội do Hội Dầu khí Việt Nam (Hội DKVN) phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức. Diễn đàn là một trong những sự kiện quan trọng Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Đoàn công tác VUSTA tham dự Cuộc họp lần thứ 33 Đại hội đồng FEIAP tại Thái Lan
Từ ngày 23-25/7/2025, đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký làm Trưởng đoàn đã tham dự Cuộc họp lần thứ 33 Đại hội đồng Liên đoàn các tổ chức Kỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương (FEIAP) tại Bangkok, Thái Lan. Tham gia đoàn công tác có đại diện Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Văn phòng VUSTA.
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.